Võ Thái Hà tổng hợp


Thủ tướng Nhật công du Pháp – 09/01/2023

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (G) vẫy tay chào trước khi lên đường công du châu Âu, tại sân bay Haneda, Tokyo, Nhật Bản, ngày 08/01/2023. AP – Kota Endo 

Trọng Thành /RFI

Hôm nay, 09/01/2023, thủ tướng Nhật Fumio Kishida đến Paris. Pháp là chặng dừng chân đầu tiên của thủ tướng Nhật trong vòng công du châu Âu và Bắc Mỹ. Nhật Bản là chủ tịch luân phiên của khối G7 năm 2023. Chuyến đi của thủ tướng Nhật là nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh G7 vào tháng 5/2023 tại Hiroshima.   

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết chuyến công du của thủ tướng Fumio Kishida cho phép Nhật và Pháp thúc đẩy hợp tác nhiều mặt, trước hết về các vấn đề an ninh nóng bỏng, như cuộc xâm lăng Ukraina của Nga và đe dọa từ Trung Quốc:  

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Paris sau khi đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng từ 1% lên 2% GDP trong 5 năm tới. Tokyo tham gia vào các trừng phạt chống Matxcơva từ khi Nga xâm lược Ukraina. Nhật coi những gì diễn ra tại Ukraina cũng có thể xảy ra tại châu Á, trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.  

Trước thượng đỉnh sắp tới của khối G7 ở Hiroshima, Nhật Bản muốn được bảo đảm là các nước châu Âu đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraina. Báo chí Nhật nói đến sự bất đồng giữa các nước châu Âu, kể từ khi tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu ý tưởng phải có các ‘‘bảo đảm về an ninh’’ cho Nga.  

Nhật Bản muốn tranh thủ dịp thượng đỉnh của G7 tại Hiroshima để xác định Trung Quốc là ‘‘thách thức chiến lược chưa từng có’’ đối với an ninh của Nhật Bản và an ninh khu vực. Tại Paris, tổng thống Pháp cũng sẽ đề cập với thủ tướng Nhật về đối tác Pháp – Nhật trong không gian Ấn Độ – Thái Bình Dương. Đây là nơi Pháp có bảy vùng lãnh thổ và Paris có chủ trương tăng cường các hợp tác chiến lược tại khu vực này’.   


Đài Loan lên án Trung Quốc tập trận xung quanh đảo

09/01/2023

Hình minh họa REUTERS – DADO RUVIC 

Trọng Nghĩa /RFI

Chính quyền Đài Bắc vào hôm nay, 09/01/2023 một lần nữa lại lên án Bắc Kinh tổ chức cuộc tập trận lần thứ hai trong vòng không đầy một tháng xung quanh Đài Loan. Tối hôm qua, Quân Đội Trung Quốc đã loan báo các cuộc “tuần tra và diễn tập chiến đấu” trên vùng biển và vùng trời xung quanh Đài Loan, nhằm chống lại “hành vi khiêu khích từ các thế lực nước ngoài và phần tử ly khai đòi độc lập tại Đài Loan” . 

Theo hãng tin Anh Reuters, trong một thông báo, văn phòng tổng thống Đài Loan đã bác bỏ các “cáo buộc vô căn cứ” của Bắc Kinh, đồng thời cực lực lên án các cuộc tập trận, nói rằng hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan và khu vực là trách nhiệm chung của cả Đài Loan và Trung Quốc.

Quan điểm của Đài Loan rất rõ ràng, đó là không leo thang xung đột hay kích động tranh chấp, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình.

Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết trong 24 giờ trước đó, họ đã phát hiện 57 máy bay và 4 tàu hải quân của Trung Quốc hoạt động quanh hòn đảo, trong đó có 28 phi cơ đã thâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Nhiều chiến đấu cơ Su-30 và J-16 đã vượt qua đường trung tuyến phân cách hai bên trên eo biển Đài Loan, trong khi hai oanh tạc cơ H-6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân thì bay về phía nam Đài Loan.

Trong cuộc tập trận tương tự vào cuối tháng trước, Đài Loan cho biết có đến 43 máy bay quân sự Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến.

Trong ba năm gần đây, Trung Quốc thường xuyên tiến hành các vụ  xâm nhập quân sự vào vùng biển và không phận gần Đài Loan. Tháng 8 năm ngoái, Bắc Kinh đã tổ chức các cuộc tập trận rầm rộ xung quanh Đài Loan, nhân chuyến thăm Đài Bắc của bà Nancy Pelosi, khi ấy còn là chủ tich Hạ Viện Hoa Kỳ.


Phái đoàn nghị sĩ Đức thăm Đài Loan

Theo DW

Bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh, các quan chức Mỹ và giới nghị sĩ từ các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục đến thăm Đài Loan. Chuyến thăm mới nhất là của một phái đoàn nghị sĩ Đức.

Tại Đài Bắc vào hôm nay, trưởng phái đoàn Đức Johannes Vogel, một nghị sĩ cao cấp thuộc một đảng trong liên minh đang cầm quyền tại Berlin, cho rằng các hành vi gây hấn quân sự đến từ Bắc Kinh là điều không thể chấp nhận được.

Phát biểu với ông Du Tích Khôn (You Si Kun), chủ tịch Quốc Hội Đài Loan, ông Vogel khẳng định: “Chúng tôi cũng muốn các bạn thấy rằng chuyến thăm của chúng tôi là một cử chỉ ủng hộ”.


Trung Quốc lại tập trận chung quy mô lớn quanh Đài Loan

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/ntdvn_1download-108-1200x800-1.jpg
Máy bay của Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiến hành các cuộc diễn tập chiến đấu chung quanh Đài Loan vào ngày 07/08/2022. (Li Bingyu / Xinhua via AP) 

Hôm Chủ nhật (8/1), Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố rằng, họ đã tiến hành cuộc tập trận chung đầu tiên xung quanh Đài Loan vào năm 2023 để chống lại “lực lượng đòi độc lập Đài Loan”. Phía Đài Loan thông báo họ đã phát hiện có 57 máy bay quân sự PLA và 4 tàu chiến Trung Quốc.

Trong một thông cáo báo chí, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của PLA cho biết, họ đã tiến hành các cuộc tập trận tuần tra và sẵn sàng chiến đấu chung ở “trên biển và trên không phận gần Đài Loan” vào hôm 8/1. Đại tá Thi Nghị (Shi Yi), phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của PLA cho biết, lực lượng PLA đã tiến hành “tấn công các mục tiêu trên bộ và tấn công đổ bộ” trong cuộc diễn tập này, theo tờ Taiwannews.

Ông Thi Nghị cho hay, cuộc tập trận nhằm kiểm tra khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc nhằm chống lại sự khiêu khích từ các lực lượng hải ngoại, cũng như lực lượng đòi độc lập Đài Loan.

Đây là cuộc tập trận quy mô lớn đầu tiên của Trung Quốc quanh Đài Loan trong năm 2023. Gần đây nhất, ĐCSTQ đã tiến hành “cuộc tập trận tấn công” vào ngày 25/12, để đáp trả việc Tổng thống Joe Biden ký Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng, trong đó ủy quyền khoản vay tài chính quân sự cho Đài Loan lên tới 2 tỷ USD. Khoản vay này giúp hòn đảo có thể mua sắm các thiết bị quân sự với thời hạn hoàn trả là 12 năm.

Hôm thứ Hai (9/1), Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm cho biết, họ phát hiện ra 57 máy bay quân sự của PLA và 4 tàu Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) hoạt động xung quanh Đài Loan trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng ngày 8/1 cho đến 6 giờ sáng ngày 9/1 (theo giờ địa phương).

Trong số 57 máy bay của PLA, 28 chiếc đã vượt qua đường trung tuyến của EoEo biển biển Đài Loan và đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của hòn đảo này.

Trung Quốc luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và phải được thống nhất với Trung Quốc bằng vũ lực nếu cần thiết. Tuy nhiên, Đài Loan tuyên bố Trung Quốc chưa bao giờ cai trị hòn đảo này. Đài Loan khẳng định rằng chỉ có 23 triệu người dân hòn đảo mới có quyền quyết định tương lai của chính họ.

Hoa Kỳ không duy trì quan hệ chính thức với Đài Loan vì thừa nhận quan điểm của Trung Quốc. Nhưng về mặt pháp lý, Washington có nghĩa vụ cung cấp vũ khí cho hòn đảo này để tự vệ. Liên quan đến nguy cơ Trung Quốc xâm chiếm hòn đảo, Hoa Kỳ duy trì một chính sách được gọi là “sự mơ hồ chiến lược”, trong đó họ không công khai thừa nhận liệu họ có bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự hay không.

Vì mục tiêu đó, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-Wen) đã tuyên bố sẽ bảo vệ Đài Loan khỏi sự xâm lược của Trung Quốc và bảo vệ lối sống dân chủ và nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ của hòn đảo.

Theo Taiwannews

Huyền Anh biên dịch


Lực lượng phòng vệ Nga bắn chết 6 lính của mình

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/01/anh-chup-man-hinh-2023-01-09-luc-62513-sa-700x366.jpg
Ảnh minh hoạ. 

Vào ngày 5 tháng 1, các binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nga đã bắn chết 6 lính Nga đang chuẩn bị đầu hàng Ukraina gần Chistopilla, vùng Zaporizhzhia.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraina cho biết: “Để duy trì kỷ luật quân đội và ngăn chặn sự hoảng loạn lan rộng trong các thành viên của quân xâm lược hoạt động theo hướng Zaporizhzhia, kẻ thù đã khai triển các đơn vị Vệ binh Nga.

Được biết, rằng vào ngày 5 tháng 1, gần khu định cư Chistopilla, 6 người đã bị bắn chết khi họ muốn đầu hàng Lực lượng Phòng vệ Ukraina”.

Bộ Tổng tham mưu Ukraina cũng thông báo rằng, để làm mất uy tín của giới lãnh đạo quân đội Ukraina, kẻ thù đang lan truyền thông tin sai lệch về việc Lực lượng Phòng vệ Ukraina chuẩn bị đốt cháy các cơ sở y tế ở vùng Luhansk, nơi quân  xâm lược Nga bị thương đang được điều trị.

Liên Thành 


Nhật Bản: Số ca tử vong do dịch COVID-19 vượt mốc 60,000

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/covid-o-nhat.jpg

(Ảnh minh họa: StreetVJ/Shutterstock) 

Tính đến hết ngày 8/1, Nhật Bản đã ghi nhận tổng số ca tử vong do dịch COVID-19 vượt mốc 60,000 kể từ khi bệnh này bùng phát trong bối cảnh quốc gia này đang ở làn sóng lây nhiễm thứ 8, theo tờ The Mainichi.
Cụ thể, trong làn sóng lây nhiễm thứ 8 tại Nhật Bản, dù số ca mắc COVID-19 không quá cao nhưng số trường hợp tử vong lại cao bất thường. Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, quốc gia này ghi nhận ca tử vong đầu tiên vào ngày 13/2/2020, tăng lên mốc 10.000 ca sau 14 tháng và tiếp tục tăng mỗi 10,000 ca sau 10 tháng, 3 tháng, 4 tháng và 4 tháng tiếp theo. Dẫu vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng tính từ đầu tháng 12/2022 đến ngày 8/1/2023, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 10.000 ca tử vong.

Xét về nhóm đối tượng, hơn một nửa số ca tử vong tại Nhật Bản vì COVID-19 là người cao tuổi. Trong số 46.000 ca tử vong tính từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, có tới 68% là người trên 80 tuổi, 20% từ 70 – 80 tuổi và 7% từ 60-70 tuổi.

Theo Giám đốc điều hành Bệnh viện Osaka Gyomeikan, Takahiro Nishioka, ở người cao tuổi, mặc dù số ca mắc COVID-19 thể nặng giảm đáng kể nhưng sức chống chịu của họ giảm dần theo thời gian do tuổi tác và tác động kết hợp giữa các triệu chứng của COVID-19 với các bệnh sẵn có.

Giới chuyên gia y tế Nhật Bản nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, nhất là sự xuất hiện và lây lan nhanh chóng của XBB.1.5, một dòng phụ của biến thể Omicron. Trong khi đó, các biện pháp kiểm soát biên giới đã được nới lỏng đáng kể làm tăng nguy cơ các ca mắc COVID-19 xâm nhập vào Nhật Bản từ bên ngoài.

Được biết, Nhật Bản là một trong hơn 10 nước yêu cầu các du khách đến từ Trung Quốc xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh sau khi “quốc gia tỷ dân” mở cửa hoàn toàn kể từ ngày 8/1.

Phan Anh


ISW: Nga đang nhanh chóng cạn kiệt máy bay không người lái Shahed-136 do Iran sản xuất

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/UkraineIranRussiaDroneShahed163RC2U2X9XZTK0.jpg
Máy bay không người lái (UAV) Shahed-136 của Iran (AP) 

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), các lực lượng Nga đang chiến đấu ở Ukraine đang nhanh chóng sử dụng hết kho dự trữ máy bay không người lái (UAV) Shahed-131 và Shahed-136 của Iran khi nỗ lực xâm lược tiếp tục kéo dài.

Tổ chức tư vấn ISW cho biết trong một phân tích cập nhật vào ngày 7/1 rằng các lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tăng cường tần suất các cuộc tấn công bằng UAV trên khắp Ukraine kể từ tháng 12, với hy vọng rằng vẫn có thể hạ gục các cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước mà không ảnh hưởng đến nguồn cung tên lửa.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter hôm thứ Sáu rằng các lực lượng Nga đã sử dụng hết 88% máy bay không người lái Shahed, có nghĩa là lực lượng của Moscow sẽ chỉ còn lại 90 chiếc UAV do Iran sản xuất cho đến thời điểm này.

Trích dẫn một thông cáo báo chí từ cơ quan tình báo quân đội Ukraine, ISW cho biết Điện Kremlin đang mong đợi một lô hàng máy bay không người lái Shahed khác, trước đó đã được mua theo lô từ 200 đến 300 UAV.

Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong nỗ lực chiến tranh của Moscow trong những tháng gần đây và nó đã được đổi tên thành máy bay không người lái Geran-2 ở Nga.

Ông Reznikov hồi tháng 10 đã gọi máy bay không người lái Shahed chỉ là một trong số “công cụ” của Nga, nhưng sự hiện diện của UAV ở Ukraine vẫn tiếp tục gây chú ý.

Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Điện Kremlin hy vọng sẽ “làm cạn kiệt” lực lượng kháng chiến của Ukraine thông qua việc triển khai máy bay không người lái không ngừng.

Nhà lãnh đạo Ukraine cho biết Kyiv hiểu rằng Nga đang “lên kế hoạch cho cuộc tấn công kéo dài bằng cách sử dụng máy bay không người lái Shahed”, Reuters đưa tin, và rằng Moscow có lẽ đang mong chờ chúng tạo ra sự phá hủy đối với cơ sở hạ tầng năng lượng, hệ thống phòng không và toàn bộ dân số của Ukraine.

Phát biểu trong bài phát biểu hàng đêm vào đầu năm nay, ông kêu gọi “mọi người tham gia bảo vệ bầu trời” phải “đặc biệt chú ý”, theo BBC.

Tuần trước, CNN báo cáo rằng một đánh giá tình báo Ukraine cung cấp cho chính phủ Hoa Kỳ vào cuối năm 2022 đã phát hiện bên trong một máy bay không người lái của Iran bị lực lượng của Kyiv bắn hạ có các bộ phận được sản xuất bởi hơn một chục công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây.

Một làn sóng trừng phạt mới được Nhà Trắng công bố hôm thứ Sáu sẽ nhằm vào các tổ chức Iran mà họ cho là đã sản xuất máy bay không người lái dùng để tấn công dân thường Ukraine.

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết trong thông cáo báo chí rằng “Sự phụ thuộc của Điện Kremlin vào các nhà cung cấp cuối cùng như Iran cho thấy sự tuyệt vọng của họ trước sự kháng cự dũng cảm của Ukraine.”

Bà nói thêm rằng nó cũng nhấn mạnh “sự thành công của liên minh toàn cầu của chúng ta trong việc phá vỡ chuỗi cung ứng quân sự của Nga và từ chối cung cấp đầu vào mà họ cần để thay thế vũ khí bị mất trên chiến trường.”

Ngân Hà (theo Newsweek)


Thượng đỉnh Bắc Mỹ khai mạc ở Mexico

Media Brief: The 2023 North American Leaders' Summit | AS/COA
3 nguyên thủ quốc gia Mexico, Mỹ, Canada – Hình của AS-COA

Vào thứ Hai, tổng thống Mỹ và Mexico và thủ tướng Canada sẽ gặp nhau tại Mexico City. Các cuộc nói chuyện giữa Joe Biden, Andrés Manuel López Obrador và Justin Trudeau sẽ tập trung vào hội nhập khu vực, đặc biệt là làm thế nào để tận dụng xu hướng đưa hoạt động sản xuất về gần thị trường quê hương của các công ty. Bắc Mỹ chiếm khoảng một phần ba GDP toàn cầu, nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Song mọi mục tích cực trong chương trình nghị sự đều có một đối trọng phức tạp. Mỹ và Canada lo ngại về các chính sách năng lượng của Mexico, vốn thiên vị các công ty của nước này và đang bị tranh chấp theo USMCA, hiệp định thương mại tự do của khu vực. Mỹ muốn Mexico trấn áp ma túy, trong khi Mexico yêu cầu Mỹ hạn chế dòng chảy của súng đạn.

Tuy vậy, những thông báo trước thềm thượng đỉnh — Mexico bắt giữ một trùm ma túy, và Mỹ đưa ra các đề xuất nhập cư mới có thể giúp ngăn nhiều người di cư qua Mexico — cho thấy “ba người bạn” muốn duy trì quan hệ tốt đẹp.

Vấn đề tội phạm ma tuý phủ bóng lên quan hệ Mỹ-Mexico

Trong khi hai lãnh đạo Mỹ và Mexico gặp nhau vào thứ Hai, cựu bộ trưởng an ninh liên bang Mexico Genaro Garcia Luna sẽ ra hầu tòa ở New York vì cáo buộc thông đồng với các trùm ma túy. Ông Garcia Luna, người từ năm 2006 đến năm 2012 là nhân vật hàng đầu trong “cuộc chiến chống ma túy” dưới thời tổng thống Felipe Calderón, bị cáo buộc nhận hối lộ từ Băng đảng Sinaloa. Các công tố viên Mỹ cáo buộc ông rửa 50 triệu đô la và giấu ở các thiên đường thuế. Ông chắc chắn sẽ không nhận tội.

Chiến lược theo đuổi các quan chức Mexico nhúng chàm thay vì truy lùng xã hội đen của Mỹ đã đưa đến những kết quả khác nhau. Gần đây nhất là một vụ mất mặt cho Washington. Năm 2021, chính phủ Mỹ đã phải trao trả Salvador Cienfuegos, một cựu bộ trưởng quốc phòng bị họ bắt từ năm 2020 vì tội buôn bán ma túy, sau khi Mexico đe dọa gây khó dễ cho các quan chức an ninh Mỹ. Ông Cienfuegos được trả tự do bởi chính phủ Mexico.


Thị trường lao động châu Âu: vừa mừng vừa lo

Giữa bất ổn kinh tế, châu Âu vẫn có một điểm sáng lớn: thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục, dù khủng hoảng năng lượng và lạm phát tiếp tục ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp. Dữ liệu thị trường lao động của EU, được công bố vào thứ Hai, sẽ cho thấy việc làm vẫn tốt đẹp.

Dù quan điểm của doanh nghiệp và người tiêu dùng về nền kinh tế vẫn tiêu cực hơn so với mức trung bình dài hạn, nhiều doanh nghiệp vẫn thể hiện ý định thuê thêm lao động. Vì cuộc khủng hoảng hiện tại được cho là chỉ tồn tại ngắn hạn, điều đó có vẻ hợp lý. Nhưng nó cũng báo hiệu các thay đổi nhân khẩu học sắp tác động mạnh lên nền kinh tế.

Tỷ lệ dân số EU sắp nghỉ hưu (60-64 tuổi) là 6,5%, cao hơn con số 5,2% của lứa tuổi bước vào thị trường lao động (15-19 tuổi). Trong một thị trường lao động như vậy, tuyển dụng và giữ chân người lao động là một thách thức không hề nhỏ.

Người Anh đối diện chi phí sinh hoạt tăng cao

Bất ổn chính trị có thể đã qua đi, nhưng Anh vẫn là một quốc gia chìm trong khủng hoảng. Vì vậy, bản báo cáo mức sống hàng năm của nhóm nghiên cứu Resolution Foundation, được công bố vào thứ Hai, sẽ rất ảm đạm.

Giá thực phẩm tiếp tục tăng kỷ lục khi lương thực tế giảm. Dù lạm phát và giá năng lượng đều sẽ giảm trong năm nay, hỗ trợ hoá đơn của chính phủ cũng sẽ giảm. Lãi suất tăng sẽ tiếp tục đè nặng lên những người có thế chấp và những người thuê nhà từ chủ nhà có vay thế chấp. Khoảng 3 triệu hộ gia đình đứng trước mức tăng 3.000 bảng Anh (3.600 đô la) chi phí thế chấp vào cuối năm tài chính 2023-2024.

Tình hình có vẻ tươi sáng hơn đối với các hộ gia đình giàu và lớn tuổi nhờ lãi suất ngân hàng tăng. Nhưng họ có những nỗi lo khác. Một cuộc khủng hoảng của Dịch vụ Y tế Quốc gia, công với đợt tăng đột biến covid-19 và cúm trong mùa đông, đang đưa tỉ lệ tử vong lên cao chỉ thua những tuần tồi tệ nhất của đại dịch. Người Anh đang chờ mong mùa xuân hơn bao giờ hết.


Canada phá kỷ lục đón hơn 430.000 người nhập cư vào năm 2022

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/01/canada-immigration.jpg

Theo dữ liệu từ Bộ Di trú Canada (IRCC), 431.645 người nhập cư mới sẽ được bổ sung vào năm 2022, vượt qua kỷ lục được thiết lập vào năm 2021 là 405.000 người.

Tăng số lượng người nhập cư là mục tiêu đã được nêu ra của chính phủ Canada. Hiện tại, số dân nhập cư chiếm 3/4 trong tổng dân số tăng trưởng của Canada. Trong 3 năm tới, kế hoạch của liên bang là sẽ tiếp nhận 1,45 triệu dân nhập cư, con số này tương đương với 3,8% tổng dân số của cả Canada. Đồng thời chính phủ cũng muốn tiếp nhận thêm 500.000 người nhập cư mỗi năm vào năm 2025.

Hầu hết những người nhập cư mới là những người thuộc tầng lớp kinh tế, những người có tiền để đầu tư và có thể tìm được việc làm hoặc bắt đầu kinh doanh.

Thủ đô Ottawa cũng cho biết kế hoạch nhập cư mới sẽ bao gồm việc bố trí nơi thường trú cho người dân tại các thị trấn nhỏ và cộng đồng nông thôn. Tuy nhiên hiện tại, số lượng người nhập cư chọn sống ở các thành phố lớn ở Ontario là lớn nhất, tiếp theo là British Columbia, Québec và Alberta.

Kể từ khi thủ đô Ottawa nâng mục tiêu tiếp nhận nhập cư vào năm 2021, bộ di trú của Canada đã phải giải quyết một lượng hồ sơ nhập cư tồn đọng. Và theo báo cáo của Bộ Di trú, số lượng đơn xin nhập cư được xử lý tăng gấp đôi vào năm 2021 và 2022.

Khi dòng người nhập cư vào lớn cũng kéo theo một làn sóng người mua nhà và người thuê nhà khác đến Canada, điều này cũng có thể mang lại lợi ích cho sự bùng nổ nhà ở. Lãi suất thế chấp cao hiện nay đã dẫn đến sự nguội lạnh của thị trường nhà ở, cũng như cạnh tranh khốc liệt hơn trong thị trường cho thuê, đẩy giá thuê lên cao hơn nữa.

Vẫn còn phải xem liệu chương trình nhập cư của Ottawa có giúp lấp đầy chỗ trống trong những công việc lương thấp trong các ngành nghề như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ và trợ lý chăm sóc sức khỏe hay không.

Trong vài năm qua, người đến từ khu vực Nam Á và Đông Á chiếm tỷ lệ nhập cư lớn nhất. Trong 10 tháng đầu năm 2022, gần 110.000 người đến từ Ấn Độ, gần 30.000 người đến từ Trung Quốc, khoảng 20.000 người đến từ Philippines và gần 20.000 người đến từ Đông Nam Á cùng những người tị nạn Afghanistan. Trước tình hình ấy, Ottawa cam kết sẽ đưa ít nhất 40.000 người Afghanistan đến Canada vào năm 2021.

Trúc Nhi, Vision Times


Brazil: An ninh được kiểm soát trở lại, sau vụ phe ủng hộ Bolsonaro tấn công 3 trụ sở đầu não

09/01/2023

Tổng thống Brazil Lula Da Sylva nói chuyện với người dân trước trụ sở Quốc Hội, sau khi những người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro bị giải tán, Brasilia, Brazil, ngày 08/01/2023. © Ricardo Stuckert/Handout via REUTERS 

Trọng Thành /RFI

Hàng nghìn người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro thất cử đã xâm chiếm ba trụ sở đầu não của chính quyền Brazil chiều hôm qua, 08/01/2023, trong nhiều giờ đồng hồ. Tối hôm qua, cảnh sát Brazil đã kiểm soát toàn bộ các cơ sở bị xâm nhập. Hàng trăm người bị bắt giữ.   

Vụ tấn công xảy ra chỉ một tuần sau khi tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva nhậm chức. Ba trụ sở đầu não của chính quyền Brazil tại thủ đô Brasilia, Quốc Hội, Tòa Án Tối Cao, và Phủ tổng thống, đã bị khoảng 3.000 người biểu tình chiếm lĩnh, theo báo chí địa phương.

Hãng tin Pháp AFP cho biết, từ Sao Paolo, tổng thống Lula đã lên án vụ tấn công, và đặt lực lượng an ninh địa phương dưới sự chỉ huy của quân đội.  

An ninh được kiểm soát trở lại sau hơn 4 giờ đồng hồ. Thống đốc vùng thủ đô Ibaneris Rocha cho biết trên Twitter đã có hơn 400 người bị bắt, và việc nhận dạng các phần tử khác tham gia cuộc tấn công đang diễn ra. Hiện tại chưa có thông báo về trường hợp tử vong nào, nhưng nhiều thiệt hại vật chất được ghi nhận tại các trụ sở chính quyền, cũng là các di sản kiến trúc và nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật. Theo CNN, người biểu tình đã phá hủy nhiều cửa sổ, đốt thảm. Hai xe cảnh sát bị phá, một xe bị đốt cháy. 

Nghi ngờ an ninh địa phương đồng lõa  

Việc người ủng hộ cựu tổng thống thất cử xâm nhập dễ dàng vào các cơ quan đầu não của chính quyền Brazil gây nhiều nghi vấn. Thông tín viên Bernard Matin từ Sao Paulo cho biết cụ thể :  

‘‘Điều gây ngạc nhiên là những người biểu tình đã tiếp cận một cách dễ dàng các trụ sở chính quyền trong bối cảnh rõ ràng là tình hình chính trị đang rất căng thẳng, những người ủng hộ cựu tổng thống thất cử Bolsonaro phản đối chiến thắng của ông Lula, và tìm cách chống lại tân tổng thống.  

Những người ủng hộ Bolsonaro đã vượt qua một hàng rào cảnh sát mà có vẻ như không gặp phải một kháng cự đáng kể nào. Và họ đã phá hủy tất cả mọi thứ trên đường đi khi xâm nhập vào phủ tổng thống, nhà Quốc Hội, và Tòa Án Tối Cao. Trên thực tế, họ đã nhận được sự ủng hộ ngầm của lực lượng cảnh sát thủ đô Brazil’’.  

Cựu tổng thống Bolsonaro im lặng gần 6 giờ 

Tối hôm qua, Tòa án Tối cao Brazil đã quyết định đình chỉ chức vụ thống đốc vùng thủ đô, Ibaneis Rocha, trong vòng 90 ngày. Ông Ilaneis Rocha được coi là một đồng minh của cựu tổng thống Bolsonaro. Theo AFP, viên thống đốc bị đình chỉ chức vụ đã gửi lời xin lỗi đến tổng thống Lula qua một đoạn video, trong đó ông khẳng định đã bất ngờ trước quy mô của vụ tấn công. Chỉ huy an ninh vùng thủ đô Anderson Torres, nguyên bộ trưởng Tư Pháp, bị cách chức. Cơ quan công tố liên bang cho biết đã yêu cầu bắt giữ viên chỉ huy này. 

Tại Florida, Hoa Kỳ, cựu tổng thống Bolsonaro đã im lặng gần 6 giờ đồng hồ sau cuộc tấn công tại Brasilia, trước khi lên tiếng trên Twitter, khẳng định việc xâm chiếm và phá phách các trụ sở chính quyền là điều không được phép.  


Trung Quốc: Công nhân nhà máy sản xuất bộ xét nghiệm Covid đụng độ với cảnh sát

Công nhân biểu tình

Nguồn hình ảnh, Reuters

10 phút trước

Video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy công nhân đã đụng độ với cảnh sát tại một nhà máy sản xuất dụng cụ xét nghiệm Covid tại Trung Quốc. 

Biểu tình bắt đầu hôm thứ Bảy sau khi có thông báo đột ngột về sa thải nhân viên và tranh chấp về tiền lương ở thành phố tây nam Trùng Khánh. 

Một số video được quay tại Zybio, một công ty chuyên sản xuất thuốc thử và thiết bị chẩn đoán trong ống nghiệm. 

Khi Trung Quốc chấm dứt chính sách zero-Covid, yêu cầu có kết quả xét nghiệm âm tính cũng giảm xuống khắp toàn quốc. 

Trong một video, hàng trăm công nhân được thấy đang tụ tập bên ngoài nhà máy, một số người hét lên: “Trả lại tiền cho chúng tôi!” 

Có thể thấy các hộp xét nghiệm kháng nguyên nằm rải rác trên mặt đất. 

Một số video cũng cho thấy tối đó một số người biểu tình ném ghế, thùng, và cọc tiêu giao thông vào một nhóm cảnh sát chống bạo động tại hiện trường, buộc họ phải rút lui. 

“Trả lại tiền khi nợ người khác là lẽ phải và đúng đắn, đây là con đường đòi lương chưa trả” là dòng chữ trên phụ đề các video. 

Các bài viết trên mạng cho biết các cuộc biểu tình nổ ra vào sáng thứ Bảy, khi công nhân bị thông báo sa thải và sẽ không được trả mức lương như bên môi giới đã cam kết. 

Mặc dù biểu tình chính trị hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc, nhưng các cuộc biểu tình về các vấn đề lao động và các cuộc biểu tình nhắm vào các công ty cụ thể vẫn thường xuyên xảy ra.

Chính sách zero-Covid cứng nhắc của Trung Quốc cuối cùng đã dẫn tới biểu tình lan rộng vào tháng 11, và chính phủ phải tuyên bố bỏ hầu hết các hạn chế ngay sau đó. 

Print Friendly, PDF & Email