Quê Hương tổng hợp


Bộ trưởng Tô Lâm muốn Trung Quốc giúp đỡ duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản, chế độ XHCN

10/01/2024

Bộ trưởng Tô Lâm muốn Trung Quốc giúp đỡ duy trì vị trí cầm quyền tuyệt đối của Đảng Cộng sản, chế độ XHCN

Bộ trưởng Tô Lâm (phải) và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc – ông Trần Tư Nguyên. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBộ Công an 

Bộ trưởng Tô Lâm hôm 10/1 đề nghị với lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc giúp đỡ về lý luận và thực tiễn trong việc duy trì vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Báo Công An Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – cho biết đề nghị này được đưa ra vào sáng ngày 10/1 nhân cuộc gặp giữa Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc – ông Trần Tư Nguyên.

Ông Trần Tư Nguyên sang Việt Nam lần này nhân Hội nghị đối thoại cấp Thứ trưởng về An ninh chính trị lần thứ nhất giữa Bộ Công an hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Bộ trưởng Tô Lâm nói đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối năm ngoái.

“Điều này thể hiện quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đang trên đà phát triển tích cực, hiệu quả, thực chất, đúng như tinh thần Tuyên bố chung hai nước đã đề cập “Hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn”, trở thành một trong những trụ cột của quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, có vai trò quan trọng trong việc củng cố tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước.” – Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại cuộc gặp.

Theo Công An Nhân Dân, tại cuộc gặp, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị hai bên tăng cường trao đổi các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến chủ nghĩa xã hội, Đảng cầm quyền, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, chống tham nhũng, bảo vệ tuyệt đối vị trí cầm quyền của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, hai bên cũng cam kết thúc đẩy mạnh hợp tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm xuyên quốc gia bao gồm ma túy, buôn bán người, lừa đảo qua mạng, tuy bắt đối tượng truy nã và tôi phạm tổ chức người xuất nhập cảnh trái phép.

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới dài ở phía Bắc và thường xuyên có tình trạng người nhập cư trái phép giữa hai nước. Thời gian qua, các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt giữ nhiều trường hợp người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Việt Nam và vi phạm pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp người Việt Nam bị lừa bán qua Trung Quốc.

Việt Nam cũng là nước đã từng bị Liên Hiệp Quốc chỉ trích hồi năm 2022 khi bắt giữ nhà hoạt động Trung Quốc Đổng Quảng Bình và giữ kín thông tin này. Gia đình nhà hoạt động này lo lắng Hà Nội có thể trả ông về lại Trung Quốc.


Ba người Việt Nam được tìm thấy trong container đông lạnh tại Ireland

BBC News

11/01/2024

Các containers tại cảng Rosslare của Ireland

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Các container tại cảng Rosslare của Ireland

Hai trẻ em và 12 người lớn, trong đó có ba người Việt Nam, đã phải ‘đục một lỗ trong container vì họ không thở được’, theo báo The Irish Times. 

Cảnh sát Ireland đã bắt đầu mở một cuộc điều tra về buôn người sau khi phát hiện 14 người nhập cư không giấy tờ trong một container đông lạnh cập cảng Rosslare Europort sáng thứ Hai. 

Những người nhập cư này đã phải đục một lỗ từ bên trong thùng xe khi họ cảm thấy khó thở. 

Những người này gồm 10 người Kurd từ Iran và Iraq, trong đó có hai bé gái sáu và bốn tuổi; một người từ Thổ Nhĩ Kỹ và ba người từ Việt Nam, được phát hiện trên một con tàu chở hàng đi từ Zeebrugge (Bỉ) lúc ba giờ sáng. Cánh sát Ireland đang điều tra vụ việc.

Chín đàn ông, ba phụ nữ và hai bé gái đã được khám sức khỏe và có vẻ đều trong tình trạng tốt. 

Cảnh sát Wexford và Cục Nhập cư Quốc gia Ireland đang liên lạc với các đối tác nước ngoài thông qua Cảnh sát châu Âu (Europol) để điều tra vụ việc. Họ thẩm vấn 14 người thông qua phiên dịch. Thủy thủ đoàn đang hỗ trợ cảnh sát trong cuộc điều tra. Những người nhập cư này hiện đang được Cơ quan Bảo vệ Chỗ ở (IPAS) và Tusla, cơ quan về trẻ em và gia đình, giúp đỡ. 

Giới chức Ireland đang cố gắng tìm hiểu những người này được đưa vào container như thế nào. Chiếc container vốn được bốc gần Paris trước khi được vận chuyển tới Zeebrugge. 

Phát biểu tại một sự kiện về khoa học, Tổng thống Michael D. Higgins của Ireland đã kêu gọi tìm hiểu hoàn cảnh của những người tuyệt vọng, như những người được chuyển đi trong container kia. 

Ông nói: “Chúng ta thực sự chưa bỏ đủ công sức để lắng nghe câu chuyện của những người… đang tuyệt vọng đến thế.”

“Nếu chúng ta hiểu vấn đề di cư, chúng ta cần nhìn vào tình cảnh ‘bước đường cùng’ vốn đẩy nhiều người vào cảnh vay mượn và phải cậy đến những kẻ buôn người.”

Cuộc gọi vào đường dây nóng 999 hôm thứ Hai được cho là của một phụ nữ người Kurd trong container. Người phụ trách đường dây nóng đã yêu cầu kiểm tra một tàu hàng khi nó cập cảng Rosslare Europort. Cảnh sát biển của Anh Quốc nhận các cuộc gọi nói trên và đã liên lạc với cảnh sát Ireland. 

Cảnh sát Ireland đã sử dụng một phần tòa nhà ở cảng Rosslare để tiếp nhận 14 người này khi họ cập cảng, trong khi một số đơn vị từ Dịch vụ Cấp cứu Quốc gia đã có mặt để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết. 

Hành trình từ Zeebrugge tới cảng Rosslare thông thường mất 24 giờ tới hai ngày. 

Thành viên Đảng Lao động của Hạ viện Ireland tại Wexford, ông Brendan Howlin, cho biết 14 người này bị nhốt trong thùng xe đóng kín trong một ‘hành động nhẫn tâm vì lợi nhuận’. 

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Eamon Ryan cho biết đã ‘thở phào’ vì không có thương vong nào.

Đây không phải là lần đầu tiên người nhập cư được cảnh sát tại Wexford phát hiện, sau khi họ trải qua một hành trình dài trong các xe chở hàng.

Năm 2001, 13 người được phát hiện trong một thùng xe lẽ ra chở đồ nội thất từ Milan cập cảng Rosslare. Tám người, trong đó có bốn trẻ em, đã chết ngạt sau năm ngày ở trong thùng xe. 

Năm 2019, 16 người đàn ông được tìm thấy sau xe tải trên một chuyến phà từ Pháp tới Wexford. 

Các vụ việc người Việt Nam bị phát hiện đi lậu sang các nước châu Âu vốn không phải là chuyện hiếm. 

Vụ 39 người Việt thiệt mạng năm 2019 trong một thùng xe đông lạnh khi đang tìm đường vào Anh đã gây chấn động thế giới.

Tuy nhiên, thảm kịch này không khiến những người khác từ các làng quê Việt Nam dừng việc bất chấp tính mạng để ra đi theo cách tương tự.

Mới đây nhất, ngày 27/9/2023, phóng viên BBC News Tiếng Việt sau khi nhận được cuộc gọi cầu cứu đã báo với cảnh sát Pháp để giải cứu thành công sáu người, gồm bốn phụ nữ Việt Nam và hai phụ nữ Iraq trốn trong thùng xe tải trên một đường cao tốc ở Pháp. 

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cgl44zyvxx9o

Bs. Võ Xuân Sơn – Tởm lợm

10/01/2024

Đọc thông tin nguyên tòa nhà lớn đang được xây dựng trong Đồi Cù Đà Lạt hoàn toàn không có phép, một tòa nhà khác tại đó thì xây dựng sai phép hơn 3.000m2, tôi hơi ngỡ ngàng.

Ảnh: Công trình sai phép và không phép bên trong Đồi Cù Đà Lạt. Nguồn: Báo TT 

Nhưng thực ra thì cũng chỉ hơi ngỡ ngàng một chút xíu thôi. Vì những chuyện như thế này không còn là chuyện gì ghê gớm ở cái đất nước “chưa bao giờ được như hôm nay”.

Còn nhớ khi tôi xây nhà, cậu trông coi trên đó nói, rằng cứ mỗi khi có ai phá rừng, san ủi hay dựng nhà màng bên sườn núi đối diện, là thế nào các anh cũng ghé kiểm tra công trình. Sau này, không biết ai nói mà cậu ấy kết luận, là cứ có ai tố cáo việc phá rừng, san ủi, xây dựng trái phép ở bên sườn núi đối diện, thì các anh ấy đến kiểm tra nhà tôi, và về báo cáo là xây dựng có phép và đúng phép.

Ở đất nước này ngày nay, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Chuyện gì, dù nó có khó tin đến đâu, dù nó có phi lí đến đâu, dù nó có táng tận lương tâm đến đâu, đều có thể là có thật ở đất nước này trong thời hiện tại. Vụ Việt Á, một vụ án mà về mức độ táng tận lương tâm của những kẻ phạm tội, có thể nói là chưa bao giờ có tiền lệ trong lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt, và cũng chưa nghe ai nói là ở đâu trên thế giới có vụ án nào tương tự, nhưng phiên tòa diễn ra nó lại hết sức “nhân văn”, và rất nhiều tình tiết hài hước.

Thế mà tôi đã từng, đề nghị một cách rất chân thành, rằng cần có quốc tang cho mấy chục ngàn người dân chết vì dịch bệnh. Sao tôi lại có thể nghĩ là họ, những kẻ đang đùa giỡn tại tòa, rằng họ đi nghỉ dưỡng, rồi thả tim, cười cợt với nhau, đang thể hiện phong độ, “mòn vân tay”, rồi kể lể công lao… có thể đồng ý và cho phép tổ chức quốc tang cho những người xấu số?

“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa

Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.

______

Bài liên quan: Tòa nhà Đồi Cù Đà Lạt chắn núi Langbiang là công trình không phép (TT). – Tận thấy tòa nhà CLB golf ‘khủng’ xây không phép sừng sững ở Đồi Cù – Đà Lạt (TP). – Phạt chủ đầu tư tòa nhà không phép trong Đồi Cù Đà Lạt (TT). – Chủ tòa nhà xây không phép ở đồi Cù Đà Lạt bị phạt 240 triệu đồng (VNE).


Lâm Đồng buộc chủ đầu tư tháo dỡ công trình sai phép của toà nhà Đồi Cù trước 25/1

RFA
11/01/204

Lâm Đồng buộc chủ đầu tư tháo dỡ công trình sai phép của toà nhà Đồi Cù trước 25/1

Công trình không phép, sai phép tại sân golf Đà Lạt 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngbaodautu.vn 

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định các sai phạm của tòa nhà Đồi Cù Đà Lạt, yêu cầu tháo dỡ các hạng mục vi phạm, đồng thời xử phạt 240 triệu đồng với chủ đầu tư.

Lãnh đạo tỉnh đồng thời chỉ đạo xử lý cán bộ buông lỏng quản lý để xảy ra sai phạm trong dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong Đồi Cù, TP Đà Lạt.

Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 11/1 dựa theo nội dung văn bản chỉ đạo xử lý các sai phạm tại công trình xây dựng trên do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành trong cùng ngày.

Văn bản do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Hiệp ký, nêu rõ xử lý nghiêm việc vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Tòa nhà câu lạc bộ Golf thuộc sân Golf Đà Lạt, đồng thời yêu cầu UBND TP Đà Lạt khẩn trương lập hồ sơ xử lý nghiêm các sai phạm trong đầu tư xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng tại dự án này theo thẩm quyền và quy định.

Yêu cầu chủ đầu tư chấp hành việc tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình tự ý xây dựng không phép, sai phép; hoàn thành trước ngày 25/1.

Quá thời hạn nêu trên, nếu chủ đầu tư không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế, tháo dỡ các công trình sai phạm (sai phép, không phép) theo quy định.

Trước đó, UBND TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho biết đã quyết định xử phạt Công ty Hoàng Gia Đà Lạt 240 triệu đồng vì xây dựng không phép của dự án Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Đà Lạt bên trong Đồi Cù.

Vào tháng 4/2023, UBND TP Đà Lạt và phường 1 đã lập biên bản và yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công. Tuy nhiên đơn vị này phớt lờ, vẫn tiếp tục thi công xây dựng cho đến nay.

Công trình được dư luận phản ánh vì chắn toàn bộ hướng nhìn từ hồ Xuân Hương về núi Langbiang này hoàn toàn không có giấy phép và không có trong quy hoạch hiện hành. Tòa nhà không có giấy phép có bốn tầng nổi, diện tích xây dựng hơn 4.400m2.


Lê Học Lãnh Vân – Vắc-xin và test kit made in Vietnam 

10/01/2024

Cuối năm 2023 này, Việt Nam lôi một số người ra tòa, trong đó có vụ án Việt Á. Vụ này rất đặc biệt bởi tính chất của sự việc, phải nói là đặc biệt vô tiền khoáng hậu cả trong chuyên môn lẫn trong đạo đức. 

Trong lúc việc xét xử được tiến hành theo tinh thần được tuyên bố  “kiên quyết không bao che tội phạm”, bên ngoài tòa án cả xã hội phất phơ như một cọng lông thả trong gió theo xá lợi tóc… 

Khoảng thời gian này hai năm trước, Việt Nam bùng nổ dịch Covid. Các biện pháp cực đoan được cấp tốc ban hành. Trong hoàn cảnh đó, quan chức chính phủ rộn rịp hô hào đầu tư sản xuất vắc-xin tại Việt Nam. Phải dựng niềm tự hào của Việt Nam cao ngất ngưỡng, thắp ngọn đèn Việt Nam chói lòa thế giới! Các nhân vật cao tót vời trong giới chức trách tới thăm phòng thí nghiệm này nọ, chích thuốc mẫu gieo niềm tin…

Tôi gọi điện thoại cho khoảng chục người có tiếng nói trong xã hội. Hôm nay xin được công khai tên hai người bạn trong số đó, anh Nguyễn Ngọc Chu, nhà toán học ở Miền Bắc, và anh Đỗ Hòa, nhà tư vấn quản trị ở Miền Nam. Nội dung các cuộc gọi ấy là mong các anh giải bày cho xã hội biết rằng không thể mong Việt Nam sản xuất được vắc-xin Covid thế hệ mới, cũng không tin tưởng Test Kit Việt Á được. 

VỀ SẢN XUẤT VẮC-XIN TRONG NƯỚC

Lý do chuyên môn có thể viết rất dài, chỉ xin nêu vài điểm chính của lập luận:

1) Nếu làm nghiêm túc, việc đầu tư một phòng thí nghiệm sản xuất vắc-xin như vậy rất tốn kém, và không thể “cấp tốc”. Bởi vì phần cứng của một phòng thí nghiệm như tòa nhà, phương tiện làm thí nghiệm, các tiện ích chuyên môn… ít quan trọng hơn phần mềm nhiều. Phần mềm là đội ngũ làm việc! Phần cứng ít quan trọng hơn nhưng cũng không dễ đạt các tiêu chuẩn thông thường, tiêu chuẩn chuyên môn để được cấp phép hành nghề cho phòng thí nghiệm mới!

2) Làm sao lập đội ngũ chuyên môn “cấp tốc” cho phòng thí nghiệm đó? Phải có người cấp cao, cấp trung, cấp thấp… Việt Nam có những cá nhân rất giỏi, làm việc trôi chảy trong các phòng thí nghiệm lớn trên thế giới. Nhưng việc lập một đội ngũ chuyên môn làm việc như vậy ở Việt Nam thì còn xa lắm với tính khả thi! Bởi vì cần tính kỷ luật cao, cần tinh thần phối hợp cả trong những việc tưởng như rất nhỏ… 

Sai một chi tiết nhiệt độ, thời gian có khi sai cả kết quả. Có cái sai vô tình, có cái sai cố ý như ngày hết hạn của một nguyên liệu có thể bị đẩy lùi. Có khi một cái sai được giấu diếm, khiến kết quả cuối cùng sai lệch mà không ai hay có thể gây hậu quả rất trầm trọng. Phương pháp kiểm nghiệm thành phẩm cuối cùng, về mặt chuyên môn và về mặt đạo đức chuyên môn, không chắc phát hiện hết sai sót có thể… Tóm lại Việt Nam đang thiếu cái cần nhất của đội ngũ nhân lực: giá trị đạo đức cốt lõi của sống và làm việc!  

3) Khi bình thường không có chương trình dự phòng xa cho một việc cần đầu tư cao cấp và tinh tế. Khi sự việc xảy tới mới “cấp tốc”, thì trong cái ý muốn “cấp tốc” đó có bao nhiêu phần thiệt lòng và bao nhiêu phần “té nước theo mưa”, “thừa gió bẻ măng” kiếm tiền bỏ túi trong hoàn cảnh ngặt nghèo của cộng đồng, sống chết của quốc gia? Dù kẻ lập chương trình có “thiệt lòng” còn thấy phần thất bại gần như chắc chắn, huống chi…  

VỀ TEST KIT CỦA VIỆT Á

Tôi cho rằng không thể tin được test kit Việt Á.

1) Việc sản xuất thì đã nói như trên cho vắc-xin. Dù vắc-xin phức tạp hơn Test Kit Việt Á nhiều lần thì điều căn bản nhất của đội ngũ sản xuất Test Kit vẫn như trong sản xuất vắc-xin: đạo đức! Thí dụ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào, kiểm tra thành phẩm, lương tâm nghề nghiệp… Ấy là chỉ nói kiểm tra trong nội bộ Việt Á!

2) Ai xác nhận quy trình sản xuất của Việt Á, chất lượng sản phẩm của Việt Á? Ai cấp phép cho Việt Á? Có sự độc lập không? Có lương tâm và đạo đức chức nghiệp trong việc cấp phép không? Có đức liêm chính không?

3) Với một doanh nghiệp có tầm hoạt động rộng như vậy về khách hàng đích (targeted customers), với lợi tức khủng như vậy, chỉ một mình Việt Á có thể nước lã quậy nên hồ được không? Bao nhiêu khâu cần vượt qua, từ dễ là cấp phép đầu tư tới rất khó là chứng chỉ hành nghề, giấy phép lưu hành sản phẩm. Đơn vị thời gian thực để có các giấy phép này trung bình tính bằng năm, dài là hàng năm với các điều kiện không hề dễ đạt! Nhiều điều kiện không chỉ là điều kiện chuyên môn!

QUAN SÁT HỒI KẾT CỦA PHIÊN TÒA 

Và cá Việt Á vẫn vượt các ghềnh thác “vũ môn” thật tài tình để “hóa long”!

Nay, Việt Á bị lôi ra tòa vì bao nhiêu phạm pháp trên con đường “hóa LONG”. Những phạm pháp vô tiền khoáng hậu, xúc phạm nhân phẩm, tàn phá đạo đức hành chánh công ở mức sâu, rộng, góp “công” lớn làm thiệt mạng nhiều người dân, phá vỡ các dây chuyền cung ứng trong sản xuất sản xuất khiến nền kinh tế cả quốc gia bị “đông cứng”. Tất cả chỉ vì loại tiền đáng khinh bỉ của hai trăm ngàn đô la “bỏ quên” trong nhà xe dơ bẩn! Với bao nhiêu hậu quả như vậy, người ta bàn tán: Có thể coi tội Việt Á là phá hoại quốc gia không? 

Nay, với việc xét xử Việt Á như người dân chứng kiến, câu hỏi khác được đặt ra: quốc gia còn gì để phá?

Mà thế giới bên ngoài đang vần vũ bão giông…


Nguyễn Thông – Vàng, ngân hàng và kinh tế thị trường có đuôi 

10/01/2024

Chờ mãi chờ mãi, chả thấy các nhà kinh tế, những đấng bậc giáo sư tiến sĩ, những chuyên gia tài chính ngân hàng lên tiếng vạch vòi bản chất của vụ giá vàng ầm ầm lên đỉnh hôm 27.12. 

Thực ra cũng có đôi lời phân tích này nọ nhưng chủ yếu là ve vuốt, bênh cho cách điều hành của các đương sự chịu trách nhiệm về mảng ngân hàng, tài chính, rằng thì là mà thế này, rằng thì là mà thế nọ.

Cách nay gần nửa tháng, ngày 26.12.2023, giá vàng vọt lên hơn 79 triệu đồng/lượng. Sáng hôm sau, được đà, vàng đắc chí vượt luôn mức 80 triệu, điều chưa từng thấy trong lịch sử xứ này kể từ khi có… vàng. 

Kẻ mua người bán tấp nập, có người còn bảo mốc 100 triệu không xa. Lại thêm người nhắc có ông lớn bảo vàng trong dân còn nhiều lắm, hơn 500 tấn cơ. Lại có người thủng thẳng nhà nước thiếu gì tiền mua vàng, cả tỉ mỗi lượng cũng chấp, bằng chứng là mọi giao dịch đều tinh tiền 500 nghìn mới cứng, in dễ ợt, v.v…

Coi mòi không ổn, ngày 27.12, người đứng đầu chính phủ chỉ thị Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp quản lý, điều hành giá vàng miếng trong nước theo nguyên tắc thị trường, không để chênh lệch giá trong nước và quốc tế ở mức cao. Thủ tướng cũng yêu cầu theo dõi sát diễn biến thế giới và trong nước, không chấp nhận kiểu giá chênh lệch vô lý.

Ngày 03.01, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú dứt khoát “giá thế giới tăng một mà trong nước tăng ba là không chấp nhận được”, nhưng lại đổ cho nguyên nhân khách quan, “nhiều tin đồn thất thiệt có tính chất đầu cơ đã xuất hiện khiến thị trường biến động mạnh những ngày qua”. Tuy nhiên, ông phó cũng khẳng định Nhà nước không chấp nhận sự chênh lệch giá vàng với thế giới lên đến 20 triệu đồng/lượng như mấy ngày qua…

Điểm lại chút ít như vậy để thấy rằng cả ông Chính ông Tú cũng như nhà nước hiện tại thấy sự chênh lệch giá vàng giữa Việt Nam và thế giới là điều không thể chấp nhận, thậm vô lý, hoàn toàn không theo quy luật kinh tế thị trường. Nói trắng ra, nó chính là kết quả không thể tránh khỏi của tư duy quản lý bao cấp, độc quyền, bảo thủ vẫn tồn tại tới bây giờ. Nó là biểu hiện rõ nhất của thứ kinh tế thị trường có đuôi, nửa nạc nửa mỡ, mà nhẽ ra phải dứt khoát cắt bỏ cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” ấy. 

Ngay cả việc ông Chính ra lệnh, rồi lập tức giá vàng tụt xuống, cũng chẳng hay ho gì. Quản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính chứ không bằng quy luật kinh tế thì dĩ nhiên kết quả chỉ nhất thời, một sớm một chiều. Xứ này đã bị biết bao bài học xương máu, tàn hại, lụn bại, đau đớn từ kiểu kinh tế mệnh lệnh ấy, nhưng họ chưa tỉnh.

Rất nhiều năm qua, giá vàng trong nước luôn lệch, cao hơn giá vàng thế giới. Cũng đã không ít người tử tế lên tiếng về tình trạng “một mình một chợ”. Về cái gọi là “Việt Nam làm được những điều thế giới không làm được” như lời ông bộ trưởng 4T từng ca ngợi, nhưng nhà cai trị luôn bỏ ngoài tai. 

Thậm chí còn có những “trung thần” lên tiếng dạy dỗ rằng không biết gì về quản lý kinh tế, về tài chính ngân hàng thì đừng có ý kiến ý cò, đừng xía vào chuyện của người ta. Có giỏi thì đứng ra làm, giá cao chênh lệch như thế thì mới tránh được bệnh chảy máu vàng, chảy máu ngoại tệ, cao như thế là đúng rồi, v.v…Nay cả thủ tướng lẫn ông phó thống đốc “không chấp nhận” sự vô lý ấy, vậy nhưng chả thấy họ dạy dỗ, chê cười hai ông gì cả. Rõ cái thói đời “phù thịnh chứ ai phù suy”, phù người có chức quyền chứ ai phù kẻ dân thường.

Chính sách “một mình một chợ” với vàng trong nước luôn cao hơn giá quốc tế đâu phải mới diễn ra gần đây, mà đã qua nhiều đời thống đốc ngân hàng. Ít ra cũng từ đời ông Nguyễn Văn Giàu, rồi Nguyễn Văn Bình (Bình ruồi), Lê Minh Hưng, tới bà Nguyễn Thị Hồng đương nhiệm. Các vị ấy là chuyên gia, thủ lĩnh về ngân hàng nhưng đều nhắm mắt bịt tai, hoặc cố ý duy trì “sự không thể chấp nhận”. Nay thủ tướng chỉ ra bản chất vấn đề giá vàng, chẳng biết họ có chịu tiếp thụ, nhận ra mà sửa sai, để vàng về với kinh tế thị trường, đoạn tuyệt với kinh tế tập trung, chỉ đạo.

Suốt bao nhiêu năm, giá vàng trong nước cao hơn hẳn giá trên thị trường thế giới, cụ thể nói đâu xa, ở láng giềng Campuchia. Những vụ buôn lậu vàng từ Cam về Việt Nam, trong đó có vụ Mười Tường, chẳng qua cũng từ chính sách này mà ra. Xử gốc không xử, tinh dững xử ngọn.

Lò chống tham nhũng, tiêu cực từng lôi cả nguyên cả cựu ra đốt. Chả nhẽ nguyên cựu của mảng tài chính, ngân hàng thì được ưu tiên, nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?


Print Friendly, PDF & Email