Quê Hương tổng hợp


Gia đình Nguyễn Tiến Trung đã dến bến bờ tự do – 15/12/223

Nguyễn Tiến Trung, thạc sĩ Tin học tại Đại học tại Rennes, Pháp quốc.

Trong quá trình học tại Pháp, nhận thức được sự khác biệt giữa nền dân chủ và độc tài, Nguyễn Tiến Trung đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nền dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.

Cùng với một số anh em, Nguyễn Tiến Trung đã thành lập Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, thực hiện các cuộc Marathon Nối Vòng Tay Lớn để thu thập chữ ký gửi tới các lãnh đạo các quốc gia nhân hội nghị APEC năm 2006 tại VN.

Tuy có đủ cơ hội để ở lại Pháp với một công việc tốt. Năm 2007, Nguyễn Tiến Trung vẫn chọn con đường để trở về vận động dân chủ cho Việt Nam. Nguyễn Tiến Trung cũng gia nhập đảng Dân Chủ VN của ông Hoàng Minh Chính

Thế nhưng, tại VN, Trung đã phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, và sau đó bị loại khỏi quân đội vì không chấp nhận đọc 10 lời thề của bộ đội cộng sản VN. 

Năm 2010, Trung bị bắt và kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Sau đó, với sự lên tiếng mạnh mẽ của các Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) Phóng viên không biên giới (RSF) Ân xá Quốc tế (AI), Freedom House và các Thầy Cô trong trường Đại học ở Rennes, Nguyễn Tiến Trung đã được trả tự do năm 2014.

Ra khỏi tù, Nguyễn Tiến Trung vẫn không từ bỏ giấc mơ Dân chủ cho Việt Nam, anh tham gia khóa học về Dân chủ tại đại học Oregon. Sau khi Việt Nam ký kết Hiệp thương CPTPP và EVFTA, nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức Nghiệp đoàn, Nguyễn Tiến Trung tham gia tổ chức Nghiệp đoàn Độc Lập VN và là Phó Chủ Tịch của tổ chức này.

Từ lúc ra tù, Nguyễn Tiến Trung vẫn không ngừng hoạt động nhằm lên tiếng cho giới thấp cổ bé miệng về nhân quyền cũng như vận động cho một nền dân chủ cho VN. Trước nhà Trung luôn luôn có công an canh gát.

Tháng 8-2023, khi ra khỏi nhà, Trung bị 4 công an cộng sản vây bắt cóc, nhờ có võ và không ngừng tập luyện nên Trung đã vượt thoát được về nhà. Hôm sau, công an đến nhà đưa giấy mời triệu tập Trung lên đồn công an.

Nhận thấy tình hình đã trở nên nghiêm trọng, Việt nam không còn là một nơi an toàn để thực hiện giấc mơ Dân chủ, Trung đã trốn sang Thái Lan.

Tại đây, Nguyễn Tiến Trung nộp hồ sơ tị nạn và được tòa đại sứ Đức tận tình giúp đỡ. Trong một thời gian ngắn, Trung và gia đình đã được nước Đức chấp nhận cho tị nạn chính trị.

Khuya ngày 14/12, lúc 23.40 h, Trung và gia đình đã lên chuyến bay Thai Airways TG 920. Và gia đình Nguyễn Tiến Trung đã an toàn đến phi trường Frankfurt lúc 5.55 h sáng giờ địa phương.

Buồn cho VN vẫn chưa có Dân chủ, Nhân quyền để những người con yêu thương đất nước Việt Nam phải rời bỏ quê hương. Nhưng cũng vui cho một gia đình đã thoát khỏi chế độc độc tài cộng sản để đến được bến bờ Tự Do


Trung Quốc vẫn giữ ‘cộng đồng vận mệnh chung’ với Việt Nam trên văn bản chữ Hán?

BBC News – 15/12/2023

VN

Nguồn hình ảnh, Vietnam News Agency

Chụp lại hình ảnh, 

Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam thưởn thức trà Việt Nam ở Hà Nội

Bản tiếng Trung đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ghi lại phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hà Nội vừa qua dùng khá nhiều lần cụm từ ‘vận mệnh chung’ vốn gây tranh cãi ở Việt Nam dù bản tiếng Anh của bộ này lại dùng ngôn từ hơi khác.

Trang mfa.gov.cn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong văn bản đăng lúc 20 giờ 13 ngày 14/12/2023, giờ Bắc Kinh để ở nhan đề và nhắc lại nhiều lần trong bài cụm từ “cộng đồng vận mệnh chung Trung-Việt” (中越命运共同体-Zhong Yue mingyun gongtong ti).

Ngay ở nhan đề, bài viết dùng khái niệm “cùng chia sẻ vận mệnh tương lai” (命运与共创未来-mingyun yugong chuang weilai) để ca ngợi các tiến triển mới, chiến lược, trong quan hệ hai nước cùng do các đảng cộng sản lãnh đạo.

Đặc biệt, bài của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lời lãnh đạo nước này phát biểu ở Việt Nam, nói rằng đây là thời điểm đặc biệt tốt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để hai bên xác lập cộng đồng vận mệnh chung (nguyên văn: 中越命运共同体具有天时、地利、人和的独特优势- Trung-Việt mệnh vận cộng đồng thể hữu thiên thời, địa lợi, nhận hòa độc đặc ưu thế). 

Tuy thế, bản tiếng Anh mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát hành một ngày trước đó trên cùng trang web mfa.gov.vn thì lại có nhan đề hơi khác. Đó là “Renewing Traditional Friendship and Embarking on a New Journey to Build a China-Viet Nam Community with a Shared Future” (tạm dịch: Làm mới tình hữu nghị truyền thống và bước vào cuộc hành trình mới để xây dựng một cộng đồng Trung Quốc-Việt Nam với tương lai được chia sẻ).

Như thế, khái niệm ‘vận mệnh’ (mingyun) mà Trung Quốc thường dịch ra Anh ngữ là “destiny” không có ở nhan đề này và không hề thấy ở trong bài (xem toàn văn ở đây).

Chủ tịch Tập Cận Bình cũng hướng tới giới trẻ Việt Nam, nói rằng họ là những người đi tiên phong trong trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của con người, và đóng góp vào việc “xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung/chia sẻ cùng nhau của nhân loại” (a community with a shared future for mankind).

Peng Liyuan

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, 

Thanh niên được cho là đóng vai trò trọng tâm trong quan hệ vì tương lai của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Trung Quốc, theo các nhà lãnh đạo hai nước. Hình ảnh bà Bành Lệ Viện, đệ nhất phu nhân TQ, vẫy chào các thanh niên VN

Ngôn từ phục vụ các đối tượng khác nhau?

Một biên tập viên ban tiếng Trung của BBC tại Hong Kong đánh giá rằng có thể thấy rõ bản Trung văn của phía Trung Quốc đưa ra giữ nguyên nhiều khái niệm chính quyền nước này tuyên truyền lâu nay, nhưng bản tiếng Anh thì có khác một chút.

Đặc biệt, việc các phát biểu của lãnh đạo Việt Nam không có câu nào nói về “community of common destiny” (cộng đồng vận mệnh chung) là điều đáng chú ý, theo nhà báo ở Hong Kong.

Bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình mà các báo chính thống ở Việt Nam đồng loạt đăng tải cũng chỉ dùng khái niệm “cộng đồng chia sẻ tương lai” trong hai bối cảnh, khi ông Tập nói về “tương lai nhân loại” và về quan hệ Trung-Việt.

Ngoài ra, ông cũng nhắc lại một số lần về “cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương”.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời thuộc Viện ISEAS, Singapore, giải thích với BBC hôm 13/12 về sự “thiếu vắng” khái niệm nhạy cảm từ Trung văn khi chuyển ngữ sang tiếng Việt trong chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình.

“Vận mệnh hay chung con đường, ngôn từ như thế có thể tạo ra phản ứng không tốt trong chính nội bộ của Việt Nam, khi mà tâm lý không thích Trung Quốc ở Việt Nam còn khá nhiều. Tôi nghĩ đấy là lý do hai bên lái đi một chút để tránh sự nhạy cảm, nghi ngờ từ cả phía nội bộ và người dân Việt Nam.”

Cũng hôm 14/12/2023, một ngày sau khi Chủ tịch Tập về nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời câu hỏi của báo chí về “nội hàm của hợp tác Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, giải thích trước câu hỏi từ truyền thông nước ngoài về khái niệm này như sau:

“Đây cũng là tương lai chung mà hai bên chia sẻ và hướng đến phù hợp với lợi ích của hai nước, góp phần vào xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới.” 


Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Nguyễn Thông

15/12/2023

Thằng bí thư tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ (phải gọi hẳn như thế mới chính xác, chứ không có kiểu lòng vòng, lằng nhằng dây điện) bị kỷ luật, bị bắt, kể ra thì khí muộn.

Cứ phải làm tờ sớ dài kê toẹt những tội của nó, chứ đâu phải chỉ liên quan tới cái công ty xăng dầu kia. Xử lý thằng có tội mà cũng ỡm ờ, giấu như mèo giấu cứt.

Tôi có đứa quen từng làm ở Vietinbank, nó kể thằng Thọ hồi làm chủ tịch HĐQT băng này, như một ông vua, còn uy quyền hống hách ăn chơi hơn cả vua. Tiền nhiều hơn quân Nguyên. Ai cũng biết nhưng không ai làm gì được nó, bởi nó được đảng tin dùng, lại còn vào cả trung ương nữa. Trung ương là cái ổ chứa tội phạm.

Đừng vội tự ái, tôi chả nói sai. Cứ coi thử xem bao nhiêu đứa đã từng được “sáng suốt lựa chọn”, được ban tổ chức nâng lên đặt xuống, được lãnh đạo cấp cao cân nhắc kỹ cho vào trung ương, đã mặc áo tù. Đếm không xuể.

Nếu thằng Thọ chỉ sau khi vào trung ương mới phạm tội đã đi một nhẽ, đổ cho nó bị suy thoái, hư hỏng nhất thời, đằng này nó có cả quá trình hỏng, chứ đâu phải dính vào công ty xăng dầu mới hỏng.

Hãy coi lại kết luận của ban bí thư, bộ chính trị:

Đầu tháng 10.2023, tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật cách tất cả các chức vụ trong đảng đối với ông Lê Đức Thọ, ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Trước đó, Bộ Chính trị kết luận ông Lê Đức Thọ đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương trong việc kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc và biến động tài sản không trung thực, không đúng quy định.

Vi phạm của ông Lê Đức Thọ mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, mất uy tín cá nhân“.

Chính đảng đã thừa nhân vi phạm của thằng này “mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm”, vậy tại sao tháng 1.2021 lại cho nó vào trung ương? Ai giới thiệu? Ai cất nhắc? Ai duyệt làm ủy viên trung ương? Ai bổ nhiệm nó về làm bí thư Bến Tre?…

Phải lôi ra, điểm mặt chỉ tên người chịu trách nhiệm việc để kẻ xấu làm lãnh đạo. Nếu bảo không biết “tiền án tiền sự” của nó thì lại càng thể hiện sự không xứng đáng ngồi ghế tổ chức, duyệt cán bộ.

Lâu nay, xứ này chỉ xử lý mấy cái ngọn, còn gốc, còn nguyên nhân chính bị bỏ qua. Phải thay đổi, cụ thể xử luôn cả những ai đã cơ cấu thằng Thọ và nhiều thằng như vậy.

Nước này không phải là cái chợ. Càng không phải chợ giời mua bán láu cá, để đứa vô trách nhiệm trốn trong đống rơm.


Nhân Tuấn Trương – VN đã ngả về phía TQ, tức đã “chọn phe” TQ. Về kinh tế lẫn chiến lược.

Chia sẻ tương lai chung vì “hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại” chỉ là khẩu hiệu. Thực chất, về kinh tế, VN đã gắn khuôn khổ “hai hành lang một vành đai” vào sáng kiến “vành đai con đường” của TQ. Về chiến lược, câu “vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại” có khác gì vì “chủ nghĩa xã hội”, vì “thế giới đại đồng” thời đỉnh cao của chủ nghĩa cộng sản ? Đây là một cam kết “chiến lược” giữa hai hay nhiều quốc gia có chung một tầm nhìn. 

Hầu hết học giả VN đã không tiên đoán được điều này. Hầu hết đề cho rằng VN “kháng cự” trước sự mời mọc của TQ về các sáng kiến như “Vành đai con đường” hay “cộng đồng chung vận mệnh”. Theo tôi các học giả đã bỏ qua yếu tố “thời thế”. 

VN “gặp thời thế thế thời phải thế”! 

Mỹ đã ủng hộ một cách nhiệt tình Do Thái trong chiến dịch quân sự tiêu diệt quân khủng bố Hamas. Quân Hamas đột kích vào lãnh thổ Do Thái 7-10-2023, đã thảm sát dã man trên 1000 dân Do thái vô tội. 

Bất kỳ lực lượng vũ trang nào, khi họ giết chóc dân lành nhóm vũ trang đó là nhóm khủng bố. 

Vấn đề là quân Do thái tràn ngập dải Gaza, đến nay đã giết trên 18.000 dân Palestine vô tội, trong đó có khoảng 1/3 là trẻ em. 

Giết dân lành vô tội là khủng bố. Quân Do thái giết trên 18 ngàn dân Palestine vô tôi thì họ là gì nếu không phải là khủng bố, là vi phạm tội ác diệt chủng ? 

Ngoài ra, từ khi lập quốc 1948 đến nay, Do thái luôn áp dụng chính sách “thực dân” và “apartheid” để chiếm đất và cô lập, khiến dân Palestine sống trong một “trại tù không mái che”. 

Mỹ vẫn ủng hộ Do Thái vô điều kiện. Mỹ đã bỏ phiếu chống (Veto) tất cả những đề nghị của các quốc gia thành viên LHQ yêu cầu một cuộc “ngưng bán nhân đạo” để cứu dân lành.. 

Trong khi bên Ukraine thì Nga đang trên đà chiến thắng. Nga đã xâm lược Ukraine, chiếm đoạt lãnh thổ của quốc gia này đồng thời gây tội ác chiến tranh vì đã giết dân lành Ukraine vô tội. 

Ukraine yếu thế vì thiếu viện trợ cũng như đạn được từ phía Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng Ukraine hiện lâm vào cảnh “khi đồng minh tháo chạy” của VNCH. 

Mỹ không thể cùng lúc ủng hộ Do thái, xâm lược lãnh thổ Palestine đồng thời gây thảm trạng cho dân lành, lại vừa ủng hộ Ukraine tự vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chống lại quân xâm lược Nga. Mỹ đã chọn đứng về Do thái và buông bỏ Ukraine. 

Dĩ nhiên hành vi của Mỹ đã tạo sự hoài nghi nơi các quốc gia như VN. Và dĩ nhiên VN lo ngại sẽ lâm vào hoàn cảnh Ukraine. 

Ta thấy TQ hung hăng uy hiếp Phi trên Biển Đông. Ta cũng thấy Venezuela hung hăng áp quân cận biên giới Guyane đe dọa xâm chiếm lãnh thổ. 

Thái độ ủng hộ Do thái của Mỹ khiến trật tự quốc tế đảo lộn và không quốc gia nào tin tưởng vào trật tự và luật lệ quốc tế nữa. 

TQ có đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. VN vì vậy phải ngả về phía TQ, để bảo vệ những thứ còn có thể bảo vệ được. VN ngả về phía TQ là do chính sách thiếu nhứt quán của Mỹ về quan niệm “tôn trọng trật tự và pháp luật quốc tế”.


Việt Nam chi hơn sáu tỷ đô la nhập hơn 46 triệu tấn than trong 11 tháng

14/12/2023

Việt Nam chi hơn sáu tỷ đô la nhập hơn 46 triệu tấn than trong 11 tháng

Xe xúc than lên xe tải ở Cẩm Phả, Quảng Ninh (minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

Việt Nam đã chi hơn 6,54 tỷ đô la để nhập hơn 46,3 triệu tấn than trong 11 tháng qua, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.

Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lượng than nhập khẩu của Việt Nam trong 11 tháng qua đã tăng hơn 58% về lượng nhưng giảm nhẹ 1,8% về giá trị.

Chỉ tính riêng trong tháng 11, nhập khẩu than các loại của Việt Nam đã đạt hơn 4,98 triệu tấn với giá trị tương đương là hơn 688 triệu đô la, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường xuất khẩu nhiều than nhất vào Việt Nam là Úc với 18,2 triệu tấn, chiếm 39,2% tỷ trọng; tiếp theo là Indonesia với hơn 17,3 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 37,3%; Nga với 4,08 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 8,8%.

Ngoài ba thị trường chính nói trên, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu than vào Việt Nam trong tháng 11. Theo số liệu thống kê mới, lượng than xuất khẩu của Trung Quốc vào Việt Nam trong tháng 11 đã tăng 878% về lượng và tăng 639% về kim ngạch.

Than nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam được dùng cho các nhà máy sản xuất điện. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) dự kiến nhập khẩu mỗi năm từ 70 đến 75 triệu tấn than đến năm 2025 cho sản xuất công nghiệp. Dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nước những năm tới sẽ tiếp tục tăng do sự phục hồi của các ngành sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, hoá chất sau dịch COVID-19.


Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định thúc đẩy hợp tác đường sắt với Trung Quốc là chủ yếu

14/12/2023

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định thúc đẩy hợp tác đường sắt với Trung Quốc là chủ yếu

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hà Nội hôm 13/12/2023 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

“Tăng cường thúc đẩy hợp tác đường sắt là một trong những hợp tác chủ yếu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn tới”.

Đó là trả lời của Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, vào ngày 14/12 khi báo chí hỏi về văn kiện được ký kết liên quan đến hợp tác đường sắt giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong chuyến thăm của Chủ tịch, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, đến Việt Nam trong hai ngày 12 và 13/12 vừa qua.

Ngoài việc khẳng định đó là một trong những hợp tác chủ yếu giữa hai phía trong thời gian tới, bà Phạm Thu Hằng cho biết cụ thể “hai bên đã nhất trí nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng; nghiên cứu các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng- Hà Nội, Móng Cái- Hạ Long- Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.”

Các dự án này theo lời bà Phạm Thu hằng sẽ góp phần tăng cường hợp tác kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai- Con đường (BRI)” giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hôm đầu tháng 12 vừa qua, Reuters loan tin Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực nâng cấp đáng kể các tuyến đường sắt còn kém phát triển đi qua trung tâm đất hiếm của Việt Nam và đến cảng biển hàng đầu của nước này ở phía Bắc.

Thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Minh Chính được dẫn lời kêu gọi nâng cấp tuyến đường sắt Côn Minh ở nam Hoa Lục với thành phố cảng Hải Phòng ở phía Bắc của Việt Nam trong một tuyên bố đưa ra vào tháng 11, sau khi Bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc, ông Vương Văn Đào, tiến hành chuyến thăm được nói hiếm hoi đến Việt Nam.


Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Lào- Campuchia lần thứ nhất diễn ra ở Kontum

14/12/2023

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt-Lào- Campuchia lần thứ nhất diễn ra ở Kontum

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia ký kết Kế hoạch hợp tác quốc phòng năm 2024. 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo KonTum/ Nguyễn Ban 

Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam- Lào- Campuchia lần thứ nhất diễn ra ngày 14/12 tại tỉnh Kontum của Việt Nam. 

Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin trong cùng ngày cho biết bộ trưởng quốc phòng ba nước đồng chủ trì hoạt động giao lưu lần thứ nhất về biên giới quốc phòng như vừa nêu.

Vào năm ngoái, quân đội ba nước tiến hành diễn tập chung về cứu hộ tại Lào.

Nhân dịp giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới ba nước trong ngày 14/12, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang mời hai người đồng cấp Lào và Campuchia vào tháng 12 sang năm tham dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai do Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức ở Hà Nội.

Khu vực biên giới ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là địa bàn sinh sống của nhiều người sắc tộc. Trong những năm qua, nhiều người sắc tộc Việt Nam phải trốn chạy qua ngã biên giới Lào và Campuchia vì cho rằng bị đàn áp, phân biệt đối xử.

Nhiều người trốn sang Campuchia bị trả lại về Việt Nam. Phía chính phủ Hà Nội luôn bác bỏ những cáo buộc mà số người dân tộc thiểu số đưa ra với cộng đồng quốc tế.

Print Friendly, PDF & Email