Khảo cứu, Tôn giáo, văn hóa, Văn minh CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE VÀ THIÊN CHÚA GIÁO.
BS Nguyễn Xuân Quang.
Ltg: bài viết này theo thông lệ đăng vào ngày thứ sáu hôm qua, nhưng người đưa thư già (Window 7) đánh rơi mất tất cả hình ảnh, hôm nay tôi cố gắng cho hình vào lại nhưng không làm hình đúng cỡ như ý muốn được và hôm nay mới gởi số blog này đi.
*
Qua các bài viết về Vũ Trụ Giáo ta đã biết con người thời tiền sử theo bái giáo sơ khai thờ Thần Sinh Tạo qua sự thờ sinh thực khí, thờ nõ nường. Khởi dầu nõ nường diễn đạt bằng hai biểu tượng nòng O nọc que I, còn thấy qua hình gốm Moche:

Gốm Moche Peru nường nõ hình vòng tròn-que, Bảo Tàng Viện Larco, Lima, Peru (ảnh của tác giả).
Rồi thờ nõ nường chuyển qua thờ đa thần giáo bao gồm cả thờ mặt trời, không gian, vũ trụ, trời đất coi như là Thần Sinh Tạo, thấy rõ qua Ấn giáo thờ linga-yoni. Hai biểu tượng nòng O và nọc I trở thành biểu tượng vũ trụ, trời đất. Tiếp nữa chuyển hẳn qua vũ trụ giáo dựa trên nòng nọc (âm dương) lúc này lột bỏ hẳn hình nõ nường chuyển qua chỉ dùng các biểu tượng mang tính nòng nọc (âm dương) như quả bầu nậm, củ hành hành Tây, chuông có cán mang tính nòng nọc (âm dương)…
Rồi khi con người tiến bộ văn minh hơn chuyển qua các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Chinh Phục giáo (Jainism), Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo thờ Đấng Tạo Hóa bằng con người thay thế hay nhận là con của đấng sinh tạo tối cao của Càn Khôn, vũ trụ sinh ra loài người. Các tôn giáo này đều là di duệ hay bị ảnh hưởng của Vũ Trụ Giáo dựa trên nguyên lý nhị nguyên nõ nường, nòng nọc (âm dương) mang tính dịch học.
Hai biểu tượng nòng O và nọc que I trở thành hai mẫu tự căn bản đích thực của chữ viết chữ nòng nọc vòng tròn-que và trở thành hai hào nòng nọc (âm dương) của Dịch học (dịch trên trống đồng Nòng Nọc Đông Sơn còn ở dạng hào nòng O và hào nọc I trong khi dịch Hoa Hạ, hai hào đều ở dạng nọc que: hào dương hình nọc que còn hào âm hình nọc que đứt đoạn (Dịch Hoa Hạ là dịch que, dịch nõ, dương dịch, dịch muộn sau này, muộn hơn dịch Đông Sơn).
Như thế Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que có mặt trong các tôn giáo lớn ngày nay trong đó có Thiên Chúa giáo là chuyện tự nhiên, hiển nhiên, tất nhiên.
Qua nhiều bài viết trước đây ta cũng đã thấy nhiều dấu, hình, chữ của hệ thống chữ nòng nọc vòng tròn-que có mặt trong Thiên Chúa giáo. Xin nhắc lại một vài ví dụ điển hình:
1. Chữ X.
Tên Chúa Christ, ngày giáng sinh Xmas của Chúa có chữ Hy Lạp Chi = X. Như đã biết chữ nòng nọc vòng tròn-que X mang trọn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh trong đó có một nghĩa là đấng vũ trụ, đấng tạo hóa, đấng Chí Tôn, God. Nghĩa này thấy rõ qua chữ X biểu tượng God trong văn
hóa Latvia.

(xem Mổ Xẻ Chữ X, Ý Nghĩa Ngày Giáng Sinh, Elon Must và Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que).
Kiểm chứng lại với số 10 La Mã X.
số 10 La Mã = X cũng là số có một nghĩa biểu tượng cho Càn Khôn, Vũ Trụ, Tạo Hóa. Ta có 10 gồm số 1, có hình nọc que I có một nghĩa là mặt trời (solo ruột thịt với Anh ngữ sol, sun, Pháp ngữ soleil…, gốc tái tạo Tiền-Ấn Âu ngữ PIE *s(e)wol-, mặt trời) + 0 (số không), có một nghĩa là trống không, không gian. Như vậy 10 = mặt trời + không gian = Càn Khôn (Càn là que I + Khôn là không O) = trụ vũ (trụ là nọc I và vũ là võ là vỏ, là bọc O). Càn Khôn nọc que 1 và nòng 0 thấy rõ qua bài thơ Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường của bà Xuân Hương:
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất,
Miệng túi càn khôn khép lại rồi.
Cán cân là nọc Càn, nõ I và túi (càn) Khôn, nường O. “Miệng túi Càn Khôn khép lại rồi’ vì ông phủ Vĩnh Tường ‘bù’ rồi (mười bù: dương 1 + âm 0 = triệt tiêu = bù), tiêu tùng rồi (X, Xpired, quá vãng) nên khép lại.
……
Đấng Christ (X) là Đấng Càn Khôn, Vũ Trụ, Tạo Hóa…
2. Mặt Trời Nhị Nguyên
Biểu tượng Mặt Trời mang tên Chúa Chi-Rho có hai loại ánh sáng nòng nọc (âm dương):

Mặt Trời Chi-Rho nhị nguyên.
Tia sáng hình nọc que mang dương tính là tia sáng dương. Tia sáng hình cánh hoa nét cong mang âm tính là ánh sáng âm.
Đây chính là mặt trời tạo hóa diễn đạt khuôn mặt Càn Khôn, Vũ Trụ, Tạo Hóa X của Chúa.
……
Trong phạm vi giới hạn của bài viết này xin chỉ nói thêm về một vài biểu tượng Thiên Chúa giáo khác thường gặp.
1. Adam và Eva

Adam và Eva là hai thần tổ loài người của Thiên Chúa giáo. Hai người vịn thân Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống). Thân cây là nọc biểu tượng cho dương và rắn biểu tượng cho âm. Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) do nõ-nường, nòng nọc (âm dương) sinh ra trong vũ trụ giáo. Nhìn kỹ ta thấy ngay thân cây là cọc, cược, cặc (nõ). Phần ngọn hình âm hộ, nường (đang mở rộng ra mang tính sinh đẻ, sinh tạo). Ông Adam mặc quần hình ‘khiên’ đầu bò có hai sừng là dạng chữ A Phoenicia, tiền thần của Alpha Hy Lạp và A La-mã có một nghĩa là dương, nõ. Bà Eva che lá đa có một nghĩa là nường. Lá đa là dạng dương hóa của O, omicron Hy Lạp ((xem dưới). Nõ Nường sinh ra loài người. Vì vậy người tiền sử thờ Nõ Nường là Thần Tổ Sinh Tạo loài người. Thờ Adam-Eva Thần Tổ Loài Người là di duệ của thờ Nõ Nường. Không nên cho người tiền sử ăn lông ở lỗ thờ nõ nường là man rợ và tín ngưỡng thờ sinh thực khí là ‘pagan’. Vũ Trụ Giáo có mặt trong Thiên Chúa giáo.
2. Cây thánh giá.
Tác giả đã có nhiều dịp đề cập qua về cây Thánh giá Thiên Chúa giáo. Dĩ nhiên cây Thánh giá được giải thích riêng theo giáo lý, vũ trụ quan của Thiên Chúa giáo. Nhưng nhìn dưới diện vũ trụ tạo sinh của vũ trụ giáo thì cây Thánh giá dưới nhiều dạng khác nhau, có nhiều loại là những biểu tượng dấu, hình, chữ nòng nọc vòng tròn-que.
Tổng quát cây thánh giá do hai chữ nọc que ghép lại thuộc nhóm chữ nòng nọc vòng tròn-que hai nọc que kết hợp cùng với chữ X. Hai nọc que hợp lài thành chữ thập + nên còn gọi là Thập tự giá. Chữ thập + là một dạng tĩnh của chữ X. Chữ + chuyển động thành chữ X.
Kiểm chứng lại ta thấy Hán Việt thập 十 (10) = X, số 10 La Mã. Bằng chứng là cũng có loại cây Thánh giá hình chữ X như cây thánh giá Thánh Andrew có dạng chữ X.
Cây thánh giá, thập tự giá nhiều loại mang một ý nghĩa liên hệ với ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết của chữ X nòng nọc vòng tròn-que.
Xin duyệt qua các loại Thánh giá dựa theo các giai trình của vũ trụ tạo sinh:

a. Cây Thánh giá-tượng Chúa:biểu tượng cho thân xác chúa, biểu tượng cho sự nghịch lý: đời sống mới, phục sinh, tái sinh qua sự chết (It is a symbol of paradox: new life comes through death). Nhìn theo chữ nòng nọc vòng tròn-que là X với nghĩa sinh tạo, tái sinh, hằng cửu và X là sự chết, hủy diệt, là chu kỳ X của vũ trụ, là hằng cửu. Cây Thánh giá này ứng với khởi đầu và chấm dứt của chu kỳ vũ trụ tạo sinh (hư vô ở khởi đầu và hủy diệt ở cuối chu kỳ).
Như thế hình ảnh Chúa Christ trên thánh giá nhìn dưới lăng kính vũ trụ giáo cũng có một nghĩa là Đức Chúa X là đấng Vũ Trụ, đấng Tạo Hóa sinh ra từ vũ trụ (ngày Xmas) và khi bị đóng đinh trên thập tự giá lại trở về vũ trụ (trong cây vũ trụ có trục thế giới, là con đường lên vũ trụ, thượng thế, thiên đàng)… là sự sống qua sự chết như đã nói ở trên.

b. Thánh giá Hợp nhất (Unity cross):
Thập tự giá này có một nghĩa là chữ thập +, dương và con rắn biểu tượng cho âm: nòng nọc (âm dương) hợp lại: hợp nhất, nhất thể.
Cây Thánh giá này ứng với thái cực.
Thái cực phân ra lưỡng cực, lưỡng nghi.
c. Thánh giá-mặt trời.

-Thánh giá hình vòng tròn có chữ thập
có một nghĩa là mặt trời (chữ thập có một khuôn mặt là dấu cộng, dương. Dương là mặt trời).

-Thánh giá Celtic có vòng đĩa tròn mặt trời
Trước khi Thiên Chúa Giáo tới, Ái Nhĩ Lan và các tộc Celtic theo Vũ Trụ Giáo, thờ mặt trời. Khi Thiên Chúa giáo tới, Ái Nhĩ Lan xáp nhập đạo mặt trời vào Ki-Tô giáo nên cây thánh giá Ái Nhĩ Lan có hình vòng tròn diễn tả mặt trời.

Nhà thờ Thiên Chúa giáo có Thánh giá kiểu Ái Nhĩ Lan có hình mặt trời (ảnh của tác giả chụp tại Katatok, Greenland).
Một dạng thánh giá kiểu Ái Nhĩ Lan nguyên khởi lúc Thiên Chúa giáo mới du nhập vào Ái Nhĩ Lan còn giữ nguyên dạng hình mặt trời thấy ở Bào Tàng Viện Scotland, Edingburgh, Scotland.

(ảnh của tác giả).
Cây Thánh giá mặt trời Celtic này biểu tượng cực dương.
d. Thánh giá không gian âm.
Cây Thánh giá con rắn theo duy âm có một khuôn mặt biểu tượng cho nước, cực âm.
e. Thánh giá-chữ Thập.
Lưỡng nghi sinh ra tứ tượng. Cây Thánh giá Hy Lạp hình chữ Thập có một khuôn mặt biểu tượng cho tứ tượng.
f. Thánh giá Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).
Tứ tượng sinh ra tam thế. Tam thế được biểu tượng bằng Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống).

Cây Thánh giá cắm trên hình tam giác (thiết diện của núi nhọn đỉnh, của kim tụ tháp) biểu tượng cho cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Ta thường thấy thánh giá-cây vũ trụ ở trên tháp nóc nhà thờ. Tượng Chúa Cứu Thế ở Rio de Janeiro, Brazil đứng trên mỏm núi dang hai tay hình thánh giá mang hình ảnh cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống).
Rõ hơn:

Cây Thánh giá mang hình ảnh cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống).
Thánh giá-Cây Vũ Trụ giống Cây Vũ Trụ của người Maya hình thập tự:

Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống) của Maya hình thánh giá.
g. Thánh giá chữ T (Tau cross).

(nguồn: Wikipedia).
Chữ nòng nọc vòng tròn-que T có một nghĩa là trục thế giới. Thánh giá chữ T có một khuôn mặt trục thế giới là thân cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Chúa X từ vũ trụ giáng sinh vào ngày Xmas xuống thế gian rồi bị đóng đinh trên cây Thánh giá chữ T, theo trục thế giới về lại vũ trụ.
3. Biểu tượng Hoa Hồng Nữ Vương Maria.
Hoa, lá biểu tượng cho phái nữ (trong Ấn giáo, Phật giáo mật tông hoa sen biểu tượng cho nường, ở nhiều nền văn hóa thế giới hoa, nụ hồng biểu tượng cho nường. Ở Việt Nam lá đa biểu tượng cho nường (ngược lại cành, quả biểu tượng cho bộ phận sinh dục nam: nõ, hột dái). Bà Eva có nường là lá đa như đã nói ở trên (xem Sự Đời Như Cái Lá Đa).
Đức Mẹ, Đức Bà, Nữ Vương Maria có một biểu tượng gọi là Hoa Hồng (rose, rosetta) thường thấy ở Vương cung thánh đường.

Hình ‘hoa hồng’ ở Nhà Thờ Đức Bà Paris.
Theo âm thái dương đây là hình biểu tượng mặt trời nữ, thái dương thần nữ, ăn khớp với khuôn mặt Nữ Vương Maria. Đức Mẹ có một khuôn mặt là Thái Dương Thần Nữ. Khuôn mặt mặt trời của Chúa X có DNA mặt trời của Thái Dương Thần Nữ, Nữ Vương Maria. Như thế nhìn theo diện âm thái dương biểu tượng hoa hồng này là hình hoa mặt trời nữ. Đây chính là mặt trời hoa cúc (tia sáng mang âm tính có hình cánh hoa đầu tròn âm)

của Thái Dương Thần Nữ Amaterasu Nhật Bản và cũng chính là mặt trời hoa thị thấy trên voi, trên dải áo của Bà Trưng, Bà Triệu dòng Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ (Bà Trưng dòng Hùng Vương Mặt Trời quê ở Châu Phong).

Hình mặt trời hoa thị/hoa cúc trên dải yên con voi của Bà Triệu.
Hoa sen cũng là biểu tượng của Bà Trưng thấy ở Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội:

Đền Hai Bà Trưng Đồng Nhân, Hà Nội (nguồn: vietlandmarks.com).
Cũng vì thế ta thấy ở các nhà thờ Đức Bà khác hoa mặt trời này có số cánh hoa-tia sáng khác nhau. Hoa mặt trời ở nhà thờ Đức Bà Paris có 16 tia sáng cánh hoa, số 16 là số Khôn tầng 3 (0, 8, 16) thế gian. Đây là biểu tượng của Thần Nữ Thái Dương Maria Khôn-Càn, Tạo Hóa cõi thế gian sinh ra loài người. Ở nhà thờ Đức Mẹ khác mặt trời hoa hồng có 8 cánh tia sáng Khôn tầng 2 (0, 8), đội lốt Khôn 0 cõi tạo hóa (tương đương với mặt nữ dĩa tròn có 0 tia sáng). Đây biểu tượng khuôn mặt Tạo Hóa cõi vũ trụ của Mẹ Maria sinh ra Đấng Christ có DNA Càn Khôn, Vũ Trụ. Ở nơi khác mặt trời hoa hồng có 6 cánh-tia sáng. Số 6 là số Tốn OII, âm thái dương, đây là biểu tượng khuôn mặt Thái Dương của Thái Dương Thần Nữ Maria.
Nhưng đôi khi mặt trời thái dương nữ này diễn tả bằng hình hoa có các cánh hình nòng vòng tròn mang tính thuần âm, nữ ứng với ánh sáng nòng vòng tròn như thấy ở nhà thờ Đức Bà Saigon.

Nhà thờ Đức Bà Saigon.
Dạng mặt trời này cũng thấy ở Đền Hùng Vương, Phú Thọ, là biểu tượng của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ:

Mặt trời hoa có 8 vòng ánh sáng nòng vòng tròn O, Khôn Càn tạo hóa biểu tượng của Thái Dương Thần Nữ Âu Cơ ở Đền Hùng Vương, Phú Thọ.
Mẹ Tổ mặt trời thái dương Âu Cơ sinh ra bọc trứng Lang Hùng mặt trời. Lang Hùng có DNA mặt trời của Mẹ Âu Cơ sinh ra các Hùng Vương, Vua Mặt Trời. Người Việt là Người Việt Mặt Trời Thái Dương. Ai không nhận mình là Người Việt Mặt Trời Thái Dương là người… “lạ”! là bọn ‘giặc Khách!’.
3. Một Vài Loại Nhà Thờ.
Nhà thờ cũng như các nơi thờ phượng của các tôn giáo khác như tháp Phật, thánh đường Hồi giáo mang ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, có một nghĩa là cây vũ trụ (cây tam thế, cây đời sống). Cây này mang trọn vẹn chu kỳ vũ trụ tạo sinh. Cây sinh ra mầm sinh tạo ứng với hư vô. Mầm sinh ra hoa, quả ứng với thái cực. Quả có hột lại sinh ra cây. Cây lại sinh ra quả. Trong cây vũ trụ có trục thế giới thông thương ba cõi, nhất là với thượng thế nơi các đấng tạo hóa ở].
Theo chính thống nhà thờ có một tháp nhọn dạng nọc que I, dương và một vòm nòng O, âm là nhà thờ Chúa Christ mang khuôn mặt đấng Càn Khôn, Vũ Trụ, Đấng Tạo Hóa. Còn nhà thờ chỉ có một tháp nhọn mang tính nọc dương mang khuôn mặt mặt trời của đấng Christ (theo duy dương thuần nhất Chúa có một khuôn mặt biểu tượng cho mặt trời). Nhà thờ có hai tháp nhọn mang tính thái dương mang khuôn mặt mặt trời thái dương sinh động của đấng Christ…
Về phía âm nữ, Đức Bà, Đức Mẹ, Nữ Vương Maria có một khuôn mặt âm thái dương OII là Mẹ Thái Dương, Nữ Vương Thái dương nên theo chính thống Vương Cung thánh đường phải có hai tháp vuông đầu bằng (hình vuông là dạng âm thái dương của vòng tròn và nọc que đầu bằng mang âm tính, trong khi đầu nhọn mang dương tính). Ví dụ điển hình là Nhà thờ Nôtre Dame de Paris có hai trụ tháp vuông bằng đầu. Nhà thờ Đức Bà Saigon nguyên thủy làm theo mô hình Nhà Thờ Đức Bà Paris có hai trụ tháp vuông bằng đầu. Sau này sửa lại thành hai tháp nhọn như ngày nay:

Vương cung thánh đường Saigon, hai chỏm tháp mầu trắng bằng kim loại là phần làm thêm sau này.
(Hoàn toàn sai! đề nghị khi nào trùng tu lại nên sửa lại theo kiến trúc nguyên thủy vì giáo lý Thiên Chúa giáo không chấp nhận… ‘đổi giống’).
Trong Ấn giáo cũng vậy, Tháp Đôi của Chàm ở Qui Nhơn thờ Vishnu có hai tháp vuông bằng đầu mang âm tính thái dương của phái âm Vishnu (Vishnu với khuôn mặt nam giới là âm nam thái dương còn với khuôn mặt nữ giới là âm nữ thái dương) (xem các bài viết về Ấn Độ). Tháp Đôi Qui Nhơn là một tháp âm Vishnu rất hiếm thấy vì người Chàm hầu hết thuộc phái Shiva nên phần lớn tháp Chàm thờ Shiva có tháp nhọn đỉnh và trong tháp thờ linga.
3. Hai mẫu tự Hy Lạp Alpha và Omega Ω ω.

Chúa Jesus cho mình là Alpha và Omega, trong Sách Khải Huyền (Book of Revelation), Kinh Thánh Tân Ước ở Chương 22, có câu 13: “I am the Alpha and the Omega, the first and the last, the beginning and the end“ (Ta là Alpha và Omega, thứ nhất và cuối cùng, khởi đầu và chấm dứt). Câu nói này hoàn toàn ăn khớp với ý nghĩa của X, của cây thập tự, của chu kỳ vũ trụ tạo sinh như vừa mới nói ở trên … Chúa là God [trong Sách Isaiah (trong Thánh Kinh Do Thái hay Cựu Ước của Thánh Kinh Thiên Chúa giáo) God cũng nói “I am the first and the last”] là tất cả, là vĩnh hằng (chu kỳ vũ trụ vô cùng tận có một nghĩa là vĩnh hằng) là có từ khởi nguyên (alpha) và luôn luôn hiện hữu cho tới tận cùng (omega) (alpha và Omega là hai chữ cái đầu và đuôi của bộ mẫu tự Hy Lạp).

(nguồn: Amazon.com).
Ta thấy rõ Jesus = Christ = X = A Ω. A Ω có cùng nghĩa với X.
Điểm này cho thấy Chúa là vị đứng đầu trong vũ trụ, vừa là nguyên thủy (biểu tượng bằng chữ Alpha đứng đầu trong bộ mẫu tự Hy Lạp) vừa là Cứu cánh tận cùng (biểu tượng bằng chữ Omega, chữ cuối cùng của bộ mẫu tự Hy Lạp) của muôn loài. Vì vậy trong thánh thư còn dùng ‘Alpha và Omega” để biểu tượng sự vĩnh hằng, vĩnh cữu, Vô Thủy Vô Chung của God.
Rõ như ban ngày chúa là Càn Khôn, Vũ Trụ, Tạo Hóa, Vô Thủy Vô Chung.



Lưu ý: một điểm thú vị là Allah, đấng Toàn Năng của Islam, từ Ả Rập làGiải tự, đọc theo chiều âm cùng chiều kim đồng hồ vì Hồi giáo mang tính âm (xem số viết về Uzbekistan) ta có= alif


= A, Càn +, do ba nòng OOO, siêu âm Khôn chuyển động mở ra. Như thế tên Ả Rập Allah= Khôn + Càn. Allah có một khuôn mặt Càn-Khôn nhất thể, Vũ Trụ, Tạo Hóa như Chúa Christ X, như Phật Vũ Trụ Vairocana, Phật Thích Ca (có một khuôn mặt vũ trụ).
Vì vậy hai chữ Hy Lạp alpha (Α, α) và omega (Ω, ω) là biểu tượng Thiên Chúa giáo tiêu biểu God và Đức Jesus Christ. Chúng thường được dùng kết hợp với các biểu tượng Thiên Chúa giáo khác nhiều nhất với thánh giá (như đã nói ở trên thánh giá có một nghĩa vũ trụ, tạo hóa):

Cờ Asturias (nguồn: Wikipedia).
hay với Chi Rho (XR, hai chữ đầu tên Chúa Christ):

Biểu tượng Chi-Rho với Alpha và Omega ở hầm mộ Domitilla, La Mã (nguồn: Wikipedia).
I. Chữ Alpha .
Alpha là chữ cái đầu tiên của bộ mẫu tự Hy Lạp Hy Lạp ruột thịt máu mủ với A La Mã.
Các Dạng Chữ A Dựa Theo Tính Nòng Nọc (âm dương).
Như đã biết qua chương Mẫu Tự ABC và Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que trong tác phẩm Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que chữ A có nhiều dạng:
1. Chữ a dạng chấm đặc ● hay chấm vòng tròn ʘ (cả hai đều có một nghĩa theo duy dương là mặt trời tạo hóa: ● = 1 = ʘ. Dạng này mang tính sinh tạo ở tầng tạo hóa. Đây là A,a tạo hóa. Ví dụ chữ Aa cổ đại trong chữ Mu và Maya và chữ Ai Cập cổ

Lưu Ý: James Churchward, trong The Sacred Symbols of Mu gọi Maya hiểu là Maya có gốc ở vùng Đất Mẹ Mu Thái Bình Dương.
2. Chữ a dạng nọc que I.
Đây là chữ Aa Ả Rập alif:

Ví dụ như thấy trong tên đấng Allah như đã nói ở trên .
Dạng nọc que này mang tính sinh tạo ở tầng lưỡng nghi.
3. Chữ a dạng nọc mũi mác Λ.

Đây là chữ Aa mang tính thái dương năng động (vì có mũi nhọn), ở tầng tứ tượng. Ví dụ như thấy qua hình ngữ cổ KHANcó một nghĩa là Nước. Trong dịch Khan là Khảm, có một khuôn mặt là nước thiếu âm (OIO) (lưu ý theo chiều âm nước từ trái qua ta có N sóng nước đi đầu nên KHAN có khuôn mặt nước mang tính trội). Ngày nay gọi là ‘Aa rustic’.

Lưu ý: alpha không viết hoa
có hình đầu bò tròn có sừng hai nọc que thẳng mang tính thái dương II, còn sừng cong mang tính thiếu dương OI.
4. Chữ a hoa dạng ba nọc que ghép lại A.

Chữ a Pheonicia hình đầu bò.
Dạng này mang tính siêu dương Càn ba nọc que ghép lại ở tầng bát tượng (đầu bò trở thành một nọc que) trong khi dạng alpha thường không viết hoa mang tính thái dương hay thiếu dương như đã nói ở trên. Nói về Chúa ta phải chọn nghĩa A, Càn.
Chữ a Pheonicia hình đầu bò có hai sừng sinh ra Hy Lạp Alpha rồi A trong mẫu tự ABC hiện nay.
Như thế Alpha, A biểu tượng cho God, cho Chúa Jesus mang trọn ý nghĩa qua tất cả các gia kỳ của khởi nguyên, khởi đầu, tạo sinh của vũ trụ tạo sinh (sinh ra vũ trụ, muôn loài). God và Chúa là Đấng Tạo Hóa là vậy.
Trong nhiều tín ngưỡng, tôn giáo con người do đấng tạo hóa X sinh ra (X với nghĩa sinh tạo) khi chết (X với nghĩa bù) lại về với đấng tạo hóa X để được tái sinh hay sống hằng cửu (X với nghĩa hằng cửu). Vì thế từ tiền sử trở về sau này người chết đã được chôn trong các giỏ, vò, chum (đất, đá) hình cầu tròn mang hình ảnh Omega, hình dạ con vũ trụ hay trong thạp, trống đồng hình cây nấm vũ trụ… để được tái sinh hay sống đời hằng cửu.
Trong Phật giáo khởi thủy người chết được chôn trong các đống, gò, mồ, tháp Phật (gọi là stupa) hình vòm bán cầu, hình Omega mang hình ảnh dạ con vũ trụ:

Tháp Phật ở Vaishali (Tỳ Xá Ly) (Hành Hương Đất Phật).
Hoặc tháp có thêm chỏm nhọn tương ứng với A nọc que có dạng Alpha-Omega nhất thể (Càn-Khôn, Vũ Trụ):

Tháp Di Hài Phật ở Vaishali (ảnh của tác giả).
Về sau có hình tháp cây vũ trụ.
Trong Phật giáo giáo mục đích là để người chết trở về Niết Bàn. Niết Bàn, dịch nghĩa Phạn ngữ Nirvana là Diệt (theo n = d, nir- = niết = diệt): Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, vì vậy thường nghe nói Đức Phật nhập Niết Bàn = Đức Phật nhập Diệt. X có một nghĩa là tận diệt thấy qua Anh ngữ exterminate = Xterminate. Niết Bàn có một nghĩa là tận diệt được tất cả, đạt được giải thoát, tới an lạc, là đạt tới X… (ở Thiên Chúa giáo là về với đấng Christ, ở các tín ngưỡng, tôn giáo khác là về với thần Sinh Tạo Nõ Nường, Linga-Yoni, đấng Tạo Hóa, Thượng Đế…).
Nấm mồ mái vòm bán cầu tròn cũng thấy trong nhiều nền văn hóa khác:

Mộ gò đống hình vòm tròn chôn các vua Triều Tiên tại Khánh Châu còn gọi là Kinh Châu Gyeongju, đế đô của Tân La, Silla (ảnh của tác giả).

Mộ hình vòm bán cầu tròn của dân dã Đại Hàn ngày nay (ảnh của tác giả chụp tại Đại Hàn).
(Có thể Đại Hàn bị ảnh hưởng Phật giáo).

Đống Mộ Khe Rạch (Grave Creek Mound) ở Thung Lũng Sông Ohio, Tây Virginia (nguồn: wikipedia).
Người chết chôn trong các mộ này để được trở về với Đấng Tạo Hóa, vũ trụ, Càn-Khôn, cõi vĩnh hằng.
…
Chữ Alpha, A mang dương tính: dương, thái dương, siêu dương Càn nên phần lớn các đấng tạo hóa, tổ phụ, cha, con cháu dòng mặt trời… thường khởi đầu bằng chữ A.Ví dụ: Việt ngữ cổ Áng ná (cha mẹ), Hùng Vương, Vua Mặt Trời có tộc gọi là A-đuốk (Bình Nguyên Lộc): Cha Đuốc Lửa Mặt Trời, các vị thần của Maya là Ahau, Apuh, Thiên Chúa giáo có Adam là thần tổ, Cha loài người, Abbot là cha, Hebrew ngữ Abraham,“father of a multitude,” cha của muôn sinh, muôn loài, = abh “father” + *raham (họ hàng với Ả Rập ngữ ruham “multitude”) về sau tên biến thành Abram “high father,” cha bề trên với ram “high, exalted, cao”. Hồi giáo có Allah, Đấng Toàn Năng…
…
Tóm lại Alpha/A là di duệ của chữ nòng nọc vòng tròn-que mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ thuyết, của vũ trụ tạo sinh phía nọc I.
II. Chữ Omega Ω, ω.
Là chữ cái cuối cùng của bộ mẫu tự Hy Lạp, ruột thịt máu mủ với O La-Mã.
Các Dạng Chữ Omega Dựa Theo Tính Nòng Nọc (âm dương).
Ta thấy Omega ruột thịt với O La-Mã mang DNA của chữ nòng nọc vòng tròn-que Nòng O. Chữ này mang trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh (xem Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que).
Thật vắn tắt, ta thấy ngay Omega mang tính nường, nòng, âm, Khôn (đối ngược với Alpha, A mang tính nõ, nọc, dương, Càn) qua Omega là chữ cái cuối cùng của bộ mẫu tự Hy Lạp: cuối, đít là âm, đầu là dương. Chia ra làm:
-Omega Ω (O lớn).
Lớn mang dương tính, tức dương I của O âm: IO, thiếu âm, nguyên thể của khí gió. Ta thấy rõ bản thể khí gió này qua Ω có hình vòm vũ trụ, vòm trời, vòm không gian hay chiếc khinh khí cầu bơm căng hơi bay bổng biểu tượng khí gió. Khí gió là Khôn dương.
Omega Ω giống như cái bao, bọc có lỗ xì hơi biểu tượng cho gió, khí chuyển động, gió dương.
Kiểm chứng thêm một lần nữa.
Omega có một nghĩa là không gian dương, khí gió, bầu trời, cõi trên như thấy qua một biểu tượng trong Thiên Chúa giáo:

Omega biểu tượng thần, thánh, Dio có thập tự hình dấu cộng mang dương tính bên trong.
Omega ở đây hiện nay hiểu là thánh, thần Dio. Đây là thánh thần ở cõi trời dương mang tinh sinh tạo Alpha-Omega (dấu + coi như là A). Nhưng nhìn theo duy âm ngành dương thì đây là bầu trời dương khí gió, Khôn dương.
-omicron ω: (o nhỏ).
Ta thấy rõ omicron ω là dạng v-đôi viết thường (không viết hoa) của chữ W = chữ o qua linh tự Ai Cập cổ W = O:

Nhỏ có một khuôn mặt mang âm tính (lớn mang dương tính) tức âm o của âm o: OO, thái âm, nguyên thể của nước. Ta thấy rõ ω có hình sóng nước hay hình mây hai thùy (mây tạo ra nước) biểu tượng nước. Nước thái âm là Khôn âm.
Tóm lại Omega và omicron là hai chữ nòng nọc (âm dương) nhìn tổng quát mang tính Nòng O, Khôn đối ngược với Alpha, Nọc, Càn (xem Chữ Nòng Vòng Tròn O).
Lưu Ý Quan Trọng
Như đã biết chữ nòng nọc vòng tròn-que nói chung mang tinh nòng nọc (âm dương) phải hiểu nghĩa dưới lăng kính nhiều diện của của vũ trụ tạo sinh, dịch học. Ít ra là hai diện nòng nọc (âm dương). Như thế Alpha Omega cũng vậy. Omega cũng có một nghĩa thuần âm nữ biểu tượng cho yoni.

Omega biểu tượng cho yoni ở góc dưới phải.
Người Nhật Bản con cháu Thái Dương thần nữ Ameterasu, các đền Thần đạo và các kiến trúc thờ phượng, thiêng liêng có cửa vào thường có mái che hình Omega choãi:

Ở Thiên Chúa giáo vì Chúa là đấng thiêng liêng nam giới, có một khuôn mặt là mặt trời ta chỉ chọn nghĩa chữ Alpha và Omega theo nghĩa duy dương thiêng liêng.
……
Dĩ nhiên còn nhiều biểu tượng Thiên Chúa giáo liên hệ với Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que nữa, có dịp sẽ nói tới.
Tóm Lược
.Alpha Omega là nòng nọc (âm dương), hai Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa vũ trụ tạo sinh, vũ trụ thuyết, dịch học.
.Alpha và Omega hai biểu tượng của Thiên Chúa giáo diễn đạt những khuôn mặt liên hệ với Càn Khôn,Tạo Hóa, Vũ Trụ của Chúa Christ. Chúa Christ là đấng Càn Khôn Vũ Trụ, Tạo Hóa…
.Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que có mặt trong Thiên Chúa giáo.
.Thiên Chúa giáo là di duệ hay có ảnh hưởng bởi vũ trụ giáo.
Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que nhìn chung có mặt trong các tôn giáo lớn của loài người. Dĩ nhiên trong mỗi tín ngưỡng, tôn giáo chữ nòng nọc vòng tròn-que có thể giải thích với ý nghĩa nhìn theo các góc cạnh nòng nọc (âm dương) khác nhau của dịch lý.
.Ở đây một lần nữa cũng xác thực thêm Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que do tôi khám phá ra là mẹ sinh tạo ra chữ viết loài người, rõ nhất thấy qua các hệ mẫu tự trong dòng ABC.
.Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que có thể dùng để giải mã, giải đọc các nền văn hóa cổ thế giới một cách tường tận và trọn vẹn.
.Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que cũng có thể dùng để giải mã các dấu hình kỹ thuật số nhị nguyên hiện nay (xem Elon Must và Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que).

Hai dạng nút bấm Tắt Mở Kỹ Thuật Số, Điện Tử là dấu, hình, Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que.
Như thế ta có thể dùng Thông Minh Nhân Tạo (AI: Artificial Intelligence) vào Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que để truy tìm, giải thích các hình dấu, chữ trong các nền văn hóa cổ liên hệ với vũ trụ giáo và sáng tạo ra các dấu, hình, tượng kỹ thuật số nhị nguyên ngày nay (như các nhãn hiệu liên hệ với X của ALon Must). AI sẽ giúp tìm được chính xác ý nghĩa, tiện lợi và nhanh chóng. Hiện nay tôi rất vất vả tìm, hiểu và chắc còn chút ít sai sót.
Sẽ có bài viết về Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que và Biểu Tượng Kỹ Thuật Số.
Related
CHỮ NÒNG NỌCMarch 26, 2009In “Chữ Nòng Nọc 1: Khái Quát”
HÌNH TIÊU BIỂU THÁNG 8-2013: THỦ ĐÔ WASHINGTON HOA KỲ và BIỂU TƯỢNG, CHỮ VIẾT NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUEAugust 2, 2013In “52 Hình T. B 8-2013 Chữ Nòng Nọc và Thủ Đô Washington”
NHỮNG HÌNH DẠNG KHÁC NHAU CỦA NƯỜNG NÕ TRONG CHỮ NÒNG NỌC VÒNG TRÒN-QUE (Phần 1).August 9, 2019In “Hình Dạng Nường Nõ Khác Nhau Trong Chữ NNVTQ.”