Mỹ áp lực Trung Quốc ngừng quân sự hoá Biển Đông khiến Bắc Kinh tức giận

Trong vòng đàm phán cấp cao ở Washington, hai bên đã tranh cãi đôi khi thẳng thừng về những khác biệt chính của họ.

Họ thảo luận về tranh chấp thương mại gay gắt, tự do hàng hải trong vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, vấn đề tự trị của Đài Loan và sự đàn áp người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương của Trung Quốc.

Các cuộc đàm phán nhằm kiểm soát thiệt hại cho các mối quan hệ trước một cuộc họp được mong đợi giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Argentina vào tháng 11.

Đã đăng 7 giờ trước Cập nhật 7 giờ trước

Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo tham dự Cuộc đối thoại Ngoại giao và An ninh lần thứ hai của Hoa Kỳ – Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao ở Washington, ngày 9 tháng 11 năm 2018.

Thứ Sáu (9/11/2018) Đứng bên cạnh nhau, các quan chức hàng đầu Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc ngưng việc quân sự hóa tại vùng Biển Đông tranh chấp, làm nỗ ra lời chỉ trích từ Trung Quốc về việc Hoa Kỳ đưa các tàu chiến đến gần các đảo mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Trong cuộc đàm phán cấp cao ở Washington, hai bên đã lên tiếng nhiều lần về những khác biệt chính, bao gồm tranh chấp thương mại gay gắt, tự do hàng hải trong vùng biển châu Á Thái Bình Dương, sự tự trị của Đài Loan và việc đàn áp người Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương.

Hai quan chức cấp cao Trung Quốc nhân cơ hội cũng cảnh báo công khai rằng một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ làm tổn thương cả hai bên và kêu gọi tiếp tục để ngỏ các đường dây liên lạc để giải quyết vấn đề khiến thị trường tài chính toàn cầu bất ổn.

Mặc dù lên tiếng bất bình, các cuộc đàm phán đã diễn ra nhằm kiểm soát thiệt hại cho các mối quan hệ đã trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây mở đường cho cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G- 20 tại Argentina vào cuối tháng 11.

“Hoa Kỳ không theo đuổi một chiến tranh Lạnh hoặc chính sách ngăn chặn đối với Trung Quốc”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong cuộc họp báo chung.

Ngay cả khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đối mặt với những thách thức khó khăn, “sự hợp tác vẫn còn cần thiết đối với nhiều vấn đề,” ông nói, viện dẫn những nỗ lực thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Cuộc họp kết hợp Ngoại trưởng Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis với thành viên Bộ Chính trị Trung Quốc Yang Jiechi (Dương Thiết Trì) và Bộ trưởng Quốc phòng Wei Fenghe. Đối thoại ngoại giao và an ninh hàng năm của Hoa Kỳ-Trung Quốc được thiết lập tại Bắc Kinh vào tháng trước nhưng đã được hủy bỏ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.

Pompeo đã nhắm vào việc Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự liên tục trên các đảo nhân tạo và các rạn san hô ở Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền của mình bất chấp những tuyên bố từ một số nước láng giềng nhỏ hơn.

Pompeo cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục lo ngại về các hoạt động và quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông”. “Chúng tôi buộc Trung Quốc phải tuân giữ những cam kết của họ trong khu vực này.”

Ông Yang nói Trung Quốc cam kết “không đối đầu” nhưng Bắc Kinh có quyền xây dựng “các cơ sở quốc phòng cần thiết” trên lãnh thổ riêng của mình và kêu gọi Washington ngừng gửi tàu chiến và máy bay quân sự đến gần các đảo mà Bắc Kinh cho là có chủ quyền.

Ông Mattis nói rõ rằng yêu sách này (của Bắc Kinh) không được Washington nhìn nhận, khẳng định rằng họ đang hành động theo luật quốc tế để bảo vệ quyền được tiếp cận và đến Biển Đông kể cả những nước khác.

Trong một tuyên bố hôm thứ bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã mô tả các cuộc đàm phán là “thẳng thắn, xây dựng và hiệu quả”.

Phản ứng mạnh mẽ khi ông Pompeo đề cập vấn đề Đài Loan mà Trung Quốc coi là một tỉnh ngang bướng được Washington trang bị vũ khí, Wei cho biết Bắc Kinh sẽ “bằng mọi giá” bảo vệ chủ quyền của mình trên hòn đảo.

Nhưng Ông Wei và Tướng Mattis đã đồng thuận về sự cần thiết phải giảm căng thẳng quân sự Mỹ-Trung để tránh những xung đột không cố ý, với cuộc đối đầu chung của Trung Quốc “sẽ tạo ra thảm họa cho tất cả.” Washington đã phản đối Bắc Kinh về hành vi gần đây của các tàu chiến TC mà Mỹ cho là không an toàn.

Trong khi NT Pompeo nói rất ít về thương mại trong các phát biểu ​​công khai của mình, Yang cho biết ông hy vọng hai bên sẽ tìm thấy một giải pháp có thể chấp nhận được về vấn đề “từ lâu đời”.

Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đánh thuế hàng trăm tỷ đô la hàng hóa của nhau, làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu, và Trump đã đe dọa sẽ áp đặt thuế xuất khẩu 500 tỷ đô la của Trung Quốc sang Hoa Kỳ nếu tranh chấp thương mại không được giải quyết.

Chính quyền của TT. Trump cũng cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào chính trị Mỹ trước cuộc bầu cử quốc hội trong tuần này, cáo buộc mà Trung Quốc mạnh mẽ phủ nhận.

Phản ánh sự lo ngại ngày càng tăng của Hoa Kỳ về mối đe dọa trên mạng của Trung Quốc, một quan chức tình báo cấp cao của Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm thỏa thuận năm 2015 nhằm ngăn chặn gián điệp mạng xâm nhập dữ liệu của chính phủ và doanh nghiệp.

Ông Pompeo cũng nhắc lại những lời chỉ trích của Mỹ đối với việc “đàn áp các nhóm tôn giáo” của Trung Quốc, trích dẫn việc đối xử với Phật giáo Tây Tạng và người thiểu số Hồi giáo Uighur ở vùng Tân Cương đã bị các nhóm nhân quyền lên án.

Yang lên tiếng bảo vệ các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương như là các biện pháp “chống lại các hoạt động ly khai và bạo lực khủng bố” nhấn mạnh rằng đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và nước ngoài không nên can thiệp.

Print Friendly, PDF & Email